Học tập đạo đức HCM

Hàng trăm tấn rau phải phá bỏ, ủ phân vì giá thấp

Thứ năm - 25/02/2021 02:42
170 hộ dân tại tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Êa Pôk, huyện Cư Mgar (Đăk Lăk) phải phá bỏ hàng trăm tấn rau vì giá thấp, không có người thu mua.
Tổ dân phố Tân Tiến có 170 hộ chuyên trồng rau với diện tích khoảng 30 ha. Tuy nhiên, từ dịp Tết Nguyên đán đến nay, hầu hết các hộ dân đều phải nhổ rau cho gia cầm ăn hoặc phá bỏ làm phân bón vì không ai mua.

Tổ dân phố Tân Tiến có 170 hộ chuyên trồng rau với diện tích khoảng 30 ha. Tuy nhiên, từ dịp Tết Nguyên đán đến nay, hầu hết các hộ dân đều phải nhổ rau cho gia cầm ăn hoặc phá bỏ làm phân bón vì không ai mua.

Bà Nguyễn Thị Phụ cho biết, suốt 20 năm trồng rau, đây là lần đầu bà phải đối mặt với tình trạng giá giảm sâu, không có người mua. Giá nhiều loại rau hiện chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Phụ cho biết, suốt 20 năm trồng rau, đây là lần đầu bà phải đối mặt với tình trạng giá giảm sâu, không có người mua. Giá nhiều loại rau hiện chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Do không có người mua, gia đình bà Phụ phải nhổ bắp cải chất thành đống, cao như hàng rào quanh ao.

Do không có người mua, gia đình bà Phụ phải nhổ bắp cải chất thành đống, cao như hàng rào quanh ao.

Những cây bắp cải có trọng lượng hơn 2kg nhưng không có người mua nên chủ vườn phải vứt bỏ.

Những cây bắp cải có trọng lượng hơn 2kg nhưng không có người mua nên chủ vườn phải vứt bỏ.

Ngoài bắp cải, bà Phụ cũng phải nhổ bỏ cải cuộn chất bên gốc cây ăn trái để làm phân.

Ngoài bắp cải, bà Phụ cũng phải nhổ bỏ cải cuộn chất bên gốc cây ăn trái để làm phân.

Hiện vườn rau nhà bà Phụ còn hơn 1.000m2 cà rốt đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa có người đến mua. 'Vụ rau năm nay gia đình bỏ hơn 30 triệu để mua giống, phân bón nhưng giá thấp, không ai mua nên phải bỏ', nữ nông dân chua xót.

Hiện vườn rau nhà bà Phụ còn hơn 1.000m2 cà rốt đến thời điểm thu hoạch nhưng chưa có người đến mua. “Vụ rau năm nay gia đình bỏ hơn 30 triệu để mua giống, phân bón nhưng giá thấp, không ai mua nên phải bỏ”, nữ nông dân chua xót.

Tương tự, vườn cà chua hơn 1.800m2 của gia đình ông Lê Văn Khang đang chín bói nhưng thương lái không về nhập hàng. Để vớt vát, ông phải cắt và đem ra phố, ra chợ bán lẻ.

Tương tự, vườn cà chua hơn 1.800m2 của gia đình ông Lê Văn Khang đang chín bói nhưng thương lái không về nhập hàng. Để vớt vát, ông phải cắt và đem ra phố, ra chợ bán lẻ.

Ông Khang cho biết, gia đình ông đang bán 1.000 đồng/kg cà chua nhưng rất ít người mua.

Ông Khang cho biết, gia đình ông đang bán 1.000 đồng/kg cà chua nhưng rất ít người mua.

Theo ông Khang, từ Tết Nguyên đán đến nay, gia đình đã chặt bỏ hơn 4 tấn rau các loại. Đối với 2.000m2 trồng bí, do không có đầu ra nên gia đình phải bỏ trống.

Theo ông Khang, từ Tết Nguyên đán đến nay, gia đình đã chặt bỏ hơn 4 tấn rau các loại. Đối với 2.000m2 trồng bí, do không có đầu ra nên gia đình phải bỏ trống.

Ông Bùi Duy Bình, Tổ trưởng Tổ dân phố Tân Tiến ước tính, gần 1 tháng qua, người dân trên địa bàn đã phá bỏ khoảng 400 tấn rau, củ các loại vì không có đầu ra. Hiện, các loại rau củ đều ở mức giá rất thấp, có loại chỉ đạt 1.000 đồng/kg nhưng cũng kém người mua.

Ông Bùi Duy Bình, Tổ trưởng Tổ dân phố Tân Tiến ước tính, gần 1 tháng qua, người dân trên địa bàn đã phá bỏ khoảng 400 tấn rau, củ các loại vì không có đầu ra. Hiện, các loại rau củ đều ở mức giá rất thấp, có loại chỉ đạt 1.000 đồng/kg nhưng cũng kém người mua.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Mgar cho biết, khu vực tổ dân phố Tân Tiến thị trấn Êa Pôk là vựa rau trọng điểm của địa phương. Những năm trước người dân khu vực này khá giả nhờ trồng rau. Từ sau đợt lũ cuối năm ngoái, rau không trồng được nên đẩy giá lên cao. Cũng chính từ đây, người dân ào ạt trồng rau dẫn đến việc cung vượt cầu. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến sức tiêu thụ dẫn đến rau không bán được phải bỏ.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Mgar cho biết, khu vực tổ dân phố Tân Tiến thị trấn Êa Pôk là vựa rau trọng điểm của địa phương. Những năm trước người dân khu vực này khá giả nhờ trồng rau. Từ sau đợt lũ cuối năm ngoái, rau không trồng được nên đẩy giá lên cao. Cũng chính từ đây, người dân ào ạt trồng rau dẫn đến việc cung vượt cầu. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến sức tiêu thụ dẫn đến rau không bán được phải bỏ.

Theo Quang Yên/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại970,589
  • Tổng lượt truy cập93,348,253
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây