Học tập đạo đức HCM

Hậu Brexit: Lao động nông trại nhập cư gặp nguy cơ trở thành nô lệ

Thứ tư - 17/03/2021 05:03
Công nhân nhập cư làm việc trong nông trại ở Anh đang bị giam giữ và ngược đãi giống các nô lệ thời hiện đại, theo các nhà vận động bảo vệ người lao động.
Lao động nhập cư thu hoạch rau diếp tại một trang trại ở miền đông nước Anh. Ảnh: Shutterstock.

Lao động nhập cư thu hoạch rau diếp tại một trang trại ở miền đông nước Anh. Ảnh: Shutterstock.

Họ đang thúc giục chính phủ xem xét một kế hoạch được thiết kế để tránh tình trạng thiếu lao động nông nghiệp hậu Brexit.

Một nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Scotland, Tập trung vào khai thác Lao động (FLEX), cho thấy  lao động thời vụ ở Scotland bị áp lực buộc phải ký hợp đồng lao động không giờ (loại hợp đồng không đảm bảo số giờ lao động tối thiểu), phải sống và làm việc trong điều kiện tồi tệ, và bị ngăn cản việc tìm kiếm chủ lao động mới.

Khoảng 6/10 công nhân cho biết họ phải gánh khoản nợ lên tới 1.204 USD làm thị thực và các chi phí khác, trong khi nhiều người cho biết họ bị các ông chủ đe dọa với số giờ làm việc ít hơn hoặc viễn cảnh bị trục xuất - vốn là những nguyên nhân dẫn đến cưỡng bức lao động - FLEX cho biết.

Trước khi Anh rời Liên minh châu Âu vào năm ngoái, ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư từ Đông Âu. Do đó, hậu Brexit, chính phủ nước này bị áp lực đảm bảo các trang trại có đủ lao động.

Chương trình Thí điểm Lao động Thời vụ (SWP) được khởi động vào năm 2019 với hạn ngạch hàng năm là 2.500 người di cư, đã mở rộng lên 30.000 người trong năm nay. Người lao động có thị thực có thể ở lại Anh trong sáu tháng, và phần lớn họ đến từ Ukraine.

Giám đốc điều hành FLEX, Lucila Granada, cho biết trong một tuyên bố về nghiên cứu này: “Các bằng chứng đòi hỏi phải xem xét khẩn cấp chương trình và yêu cầu chính phủ xem xét cẩn thận. Từ đó giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn cho người lao động trong Thị thực Lao động Thời vụ”.

Bộ Nội vụ Anh cho biết họ rất coi trọng sự an toàn và hạnh phúc của những người lao động thời vụ.

“Người lao động chỉ nên được bố trí làm việc tại các trang trại tuân thủ tất cả các luật liên quan, được trả mức lương tối thiểu và cung cấp các điều kiện sống phù hợp", người phát ngôn của Bộ Nội vụ Anh nói với Thomson Reuters Foundation.

Nghiên cứu - dựa trên các cuộc phỏng vấn với khoảng 40 công nhân trong Chương trình Thí điểm Lao động Thời vụ - cho thấy rằng hầu hết họ được trả một khoản tiền cho định mức mỗi công việc thay vì nhận lương theo giờ và có hợp đồng không giờ mặc dù chính phủ nói rằng không cho phép các thỏa thuận như vậy tồn tại.

Trong khi Chương trình Thí điểm Lao động Thời vụ cho phép người lao động thay đổi chủ sử dụng lao động, gần 2/3 số người được phỏng vấn cho biết họ đã yêu cầu chuyển việc nhưng đều bị từ chối, theo nghiên cứu.

FLEX cho biết không có khả năng thay đổi công việc, cộng với các khoản nợ lớn và nguy cơ mất nhà cửa và bị trục xuất, khiến người lao động nhập cư dễ bị lạm dụng hơn bởi những người chủ vô đạo đức.

Caroline Robinson, một chuyên gia độc lập về quyền lao động, tác giả của báo cáo được FLEX và Diễn đàn Người di cư Fife (một tổ chức từ thiện của Scotland tài trợ) nói: “Cần có các biện pháp bảo vệ người lao động mạnh mẽ hơn nhiều để ngăn chặn lạm dụng và bóc lột trong chương trình này.

“Các biện pháp bảo vệ bao gồm: kiểm tra nghiêm ngặt việc tuyển dụng, hỗ trợ và đại diện cho người lao động, các chuyến thăm nơi làm việc của các thanh tra viên và dỡ bỏ các rào cản đối với việc thay đổi nhà tuyển dụng”, bà nhấn mạnh.

Theo Chỉ số Nô lệ Toàn cầu năm 2018 của Walk Free, Anh là nơi có khoảng 136.000 nô lệ hiện đại, và nông nghiệp từ lâu đã được các nhà vận động bảo vệ người lao động coi là lĩnh vực rủi ro cao do phụ thuộc vào lao động thời vụ có tay nghề thấp.

Theo Hương Lan/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm130
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại823,359
  • Tổng lượt truy cập88,178,429
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây