Học tập đạo đức HCM

Lạng Sơn: Cây quýt đặc sản Bắc Sơn ra quả sai đột biến, ăn nửa chua nửa ngọt là mắc bệnh gì?

Thứ ba - 12/01/2021 04:19
Những năm gần đây, cây quýt trên địa bàn một số xã thuộc huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) bị nhiễm bệnh vàng lá, gân xanh, quả bé, ăn nửa chua nửa ngọt. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời cây sẽ chết dần và bệnh có thể sẽ lây lan rất nhanh.

Trong 3 năm qua, vườn quýt nhà ông Nông Xuân Tỉnh, Chủ tịch UBND xã Vũ Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã phải chặt bỏ hơn 400 cây, do nhiễm bệnh vàng lá, gân xanh. 

Theo ông Tỉnh, cây mắc bệnh này có những biểu hiện như: ra một lớp lá mới kích thước nhỏ, màu vàng hơn lá quýt bình thường; trên thân lá và thân cây xuất hiện gân xanh. 

Ban đầu cây ra quả sai đột biến, quả nhỏ, không chín đều, nửa chua nửa ngọt, sau đó không ra quả và chết dần trong 3 – 4 năm sau đó.

Lạng Sơn: Cây quýt đặc sản Bắc Sơn ra quả sai đột biến, ăn nửa chua nửa ngọt là mắc bệnh gì? - Ảnh 1.

Người dân xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn chăm sóc vườn quýt đặc sản của tỉnh Lạng Sơn.

Ngoài vườn quýt của gia đình ông Tỉnh, hiện 6/6 thôn trồng quýt tại xã Vũ Sơn xuất hiện bệnh này. Từ năm 2016 trở lại đây, toàn xã đã phải chặt bỏ 10 ha quýt nhiễm bệnh (tổng diện tích quýt của xã  hơn 50 ha). 

Khi phát hiện bệnh, người dân đã báo cáo với các cấp chính quyền và cũng đã có đoàn chuyên môn tới khảo sát tìm hiểu, nghiên cứu tình hình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh vàng lá, gân xanh cho quýt.

Bệnh vàng lá, gân xanh đã xuất hiện 4 – 5 năm trước, đến năm 2019, bệnh có xu hướng lây lan nhanh. Không chỉ Vũ Sơn, bệnh đã xuất hiện ở khắp các xã trồng quýt khác trên địa bàn huyện Bắc Sơn. 

Trong đó, tập trung chủ yếu tại các xã: Chiến Thắng, Vũ Sơn, Tân Lập, Đồng Ý, Nhất Hoà với diện tích bị ảnh hưởng khoảng hơn 40 ha. Điển hình như tại xã Chiến Thắng, bệnh đã xuất hiện tại 10/12 thôn.

Theo người dân trồng quýt, ban đầu bệnh xuất hiện từ những nơi hay gặp khô hạn, sau đó dần lan rộng ra các vùng quýt khác. Cây mắc bệnh vàng lá, gân xanh phải 3 – 4 năm mới chết, trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh cây thường không có biểu hiện rõ ràng. 

Khi người dân phát hiện cũng là lúc cây nhiễm nặng và có thể đã lây lan sang các cây bên cạnh. Do đó, nếu không kịp thời xử lý cây nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng đến cả vườn quýt.

Trong những năm qua, người dân trồng quýt chỉ biết áp dụng phương pháp thủ công rắc vôi bột khoanh vùng, chặt rồi đốt bỏ các cây nhiễm bệnh. Trên phần đất này, người dân cải tạo bằng cách trồng giống cây mới hoặc để một thời gian sau đó trồng lại cây quýt non.

Ông Mai Quỳnh Trọng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Bệnh vàng lá, gân xanh do vi khuẩn gây ra và rầy là trung gian lây nhiễm. 

Do chưa có thuốc đặc trị nên trung tâm đã khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi sự phát triển của quýt, nhất là thời điểm khi cây ra lớp lá mới để sớm phát hiện những biểu hiện cây bệnh. 

Để phòng bệnh, người dân nên chủ động sử dụng bẫy bả để trừ rầy, đồng thời, cần nhanh chóng cắt bỏ, tiêu huỷ những cây nhiễm bệnh để tránh lây lan trên diện rộng.

Cùng với tuyên truyền, những năm qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thường xuyên tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về cách nhận biết sớm và phòng trừ bệnh trên cây quýt. 

Như trong năm 2020 vừa qua, trung tâm đã phối hợp tổ chức được 14 cuộc tập huấn, qua đó, nâng cao nhận thức và tinh thần chủ động cho người dân trong công tác phòng trừ cũng như hạn chế tối đa những thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.

Quýt là cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Theo thống kê, toàn huyện có khoảng 600 ha quýt, trong đó 400 ha đã cho thu hoạch với giá trị ước đạt 40 tỷ đồng/năm. 

Tuy cơ quan chuyên môn và người dân đã chủ động các biện pháp phòng bệnh, nhưng do chưa có thuốc đặc trị nên bệnh vàng lá, gân xanh vẫn là mối đe dọa lớn đối với vùng quýt Bắc Sơn. Chính vì vậy, rất cần các cấp, ngành có liên quan quan tâm nghiên cứu, tìm ra giải pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm căn bệnh này, không để bệnh lây lan thành dịch, ảnh hưởng đến kinh tế người dân.
 

Theo danviet.vn
https://danviet.vn/lang-son-cay-quyt-dac-san-bac-son-ra-qua-sai-dot-bien-an-nua-chua-nua-ngot-la-mac-benh-gi-2021011207315924.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay44,094
  • Tháng hiện tại997,906
  • Tổng lượt truy cập92,171,635
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây