Học tập đạo đức HCM

Lạng Sơn: Nuôi "chim hòa bình ", 8X vượt qua tai nạn, thương tật thành triệu phú

Thứ hai - 15/06/2020 19:40
Anh Lương Văn Sơn (SN 1988, trú tại thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) cũng đang bước đầu thành công với mô hình nuôi chim bồ câu. Nuôi chim bồ câu mang lại thu nhập khá giúp chàng trai vượt qua nổi đau thương tật sau một tai nạn...

Vượt lên số phận

Theo chân cán bộ Hội Nông dân thị trấn Chi Lăng, chúng tôi có mặt tại căn nhà nhỏ của gia đình anh Lương Văn Sơn. Anh Sơn cho biết, anh xuất thân trong gia đình thuần nông, sau khi tốt nghiệp Đại học, anh làm việc tại Nhà máy xi măng Đồng Bành ngay gần nhà. 

Tuy nhiên, trong một lần gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng, cánh tay trái của anh không thể hoạt động bình thường được.

8X khởi nghiệp với mô hình nuôi loài chim mang biểu tượng hòa bình - Ảnh 1.

Anh Sơn cho thức ăn và thường xuyên dọn dẹp, lau rửa lồng, khay thức ăn cho đàn chim bồ câu.

"Đó thực sự là một cú sốc lớn đối với mình và gia đình. Sau tai nạn, cánh tay mình yếu, không thể tự giơ lên được nên hầu hết những công việc nặng cần lực ở tay đều không làm được. Thời điểm đó mình buồn và bất lực vô cùng", anh Sơn chia sẻ.

Sau khi xin nghỉ việc ở nhà máy xi măng, anh Sơn luôn nung nấu ý định phát triển mô hình kinh tế tại địa phương. 

 Nói về cơ duyên gắn bó với loài chim bồ câu- biểu tượng của hòa bình này, anh Sơn cho biết: "Tình cờ một lần về nhà họ hàng ở tỉnh Bắc Giang chơi, mình được tham quan mô hình nuôi chim bồ câu của anh trai họ. Trại chim bồ câu hàng nghìn con của anh đã hút trí tò mò của mình. Anh chủ trại chim cũng biết hoàn cảnh của mình nên có động viên mình thử sức với nghề nuôi chim bồ câu".

Sau khi từ Bắc Giang về, anh Sơn bàn với bố mẹ và quyết định cải tạo khu chuồng lợn cũ của gia đình để làm chuồng nuôi chim bồ câu. Nhờ ít vốn tích cóp được khi còn đi làm, cùng với sự hỗ trợ, động viên của gia đình và anh họ, tháng 1/2020, anh Sơn đã mạnh dạn nuôi 100 đôi chim bồ câu.

"Mình nhập chim bồ câu giống tại trại nuôi của anh họ nên cũng được anh ưu ái, hỗ trợ, tư vấn rất nhiều. Về kỹ thuật nuôi chim bồ câu, mình đều gọi điện nhờ anh tư vấn nên dù mới khởi đầu nhưng cũng rất tự tin và yên tâm. Cứ cái gì không biết, hoặc chim bồ câu có vấn đề gì thì mình lại gọi điện hỏi anh," anh Sơn nói.

Ngoài ra anh Sơn cũng chủ động tự mày mò, học hỏi kiến thức, kỹ thuật nuôi bồ câu, kinh nghiệm nuôi chim bồ câu này trên sách, báo, internet, mạng xã hội...

Thành công bước đầu

Hiện tại, gia đình anh Sơn đang nuôi 100 cặp chim bồ câu bố mẹ sinh sản. Theo anh Sơn, anh tính đầu tư mua chim giống ban đầu, sau đó có thể tự nhân giống vừa giảm được chi phí đầu tư vừa có nguồn giống bảo đảm.

Ngay từ khi bắt đầu nuôi chim bồ câu, anh đã cải tạo, xây dựng chuồng trại kiên cố với tổng kinh phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng.

8X khởi nghiệp với mô hình nuôi loài chim mang biểu tượng hòa bình - Ảnh 2.

Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là ngô trộn chung với 1 phần nhỏ cám.

Anh Sơn chia sẻ, bồ câu cũng dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là ngô (chiếm 70%) và cám, cho chim bồ câu ăn 2 lần/ngày. 

Với chim bồ câu mẹ thì mỗi ngày phải cho ăn thêm và phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, không bị nấm mốc. Nếu chim bồ câu bị bệnh thường là bệnh gà rù, thương hàn, vì vậy nên tiêm vaccine phòng bệnh đúng định kỳ.

Giống chim bồ câu này có khả năng sinh sản rất đều và cao. Mỗi con bồ câu mái sau 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng.

Trung bình mỗi con chim bồ câu mái sẽ đẻ từ 8 - 10 lứa/năm. Sau khi ấp 16 - 18 ngày trứng nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, sau khoảng 25 ngày, khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm. 

Giá một đôi chim bồ câu giống khoảng hơn 200.000 đồng; giá chim bồ câu thịt thương phẩm 140.000 đồng/đôi.

Hiện tại anh Sơn cho chim bồ câu bố mẹ tự ấp trứng và nuôi con.

Mỗi cặp bồ câu bố mẹ sinh sản được bố trí nuôi trong lồng riêng, thích hợp với môi trường nuôi nhốt, kháng bệnh cao, trọng lượng đạt cao hơn các giống chim bồ câu khác.

8X khởi nghiệp với mô hình nuôi loài chim mang biểu tượng hòa bình - Ảnh 3.

Hiện tại trại nuôi của anh Sơn đang có 100 cặp chim bố mẹ và bắt đầu sinh sản.

Anh Sơn tâm sự, tuy mới khởi đầu nhưng anh thấy mô hình này phù hợp với sức khỏe của bản thân, không quá nặng nhọc. 

Thời gian tới anh sẽ đầu tư thêm chuồng trại thoáng mát và tăng đàn lên 500 - 600 cặp chim bồ câu bố mẹ. Anh cũng dự kiến sẽ đầu tư máy ấp để tỉ lệ trứng nở thành chim non đạt cao nhất.

"Lúc đầu nuôi chim bồ câu, ngoài khó khăn về vốn thì mình cũng hoang mang vì chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế khi chăm sóc chim. Dù là chim bồ câu dễ nuôi, ít dịch bệnh nhưng cũng nhiều điều gian nan. Tuy nhiên nhờ có gia đình, anh em họ hàng động viên nên mình cũng cố gắng, bớt mặc cảm sống vui vẻ, tích cực hơn", anh Sơn nói.

8X khởi nghiệp với mô hình nuôi loài chim mang biểu tượng hòa bình - Ảnh 4.

Đây đang là hướng chăn nuôi mới mẻ trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn.

Anh Sơn cho biết thêm, anh sẵn sàng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu với bất kỳ ai có cùng chí hướng để cùng nhau học hỏi, phát triển kinh tế. Hiện nay, ngoài việc nuôi bồ câu anh Sơn còn cùng gia đình phát triển, chăm sóc hơn 200 gốc na trên núi đá mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Anh Vũ Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: "Thời gian qua, dịch bệnh xuất hiện trên đàn lợn khiến người dân bị thiệt hại lớn, nhiều trại nuôi điêu đứng. Nhiều hộ dân hiện vẫn chưa dám tái đàn mà chuyển sang hướng chăn nuôi mới. Bà con tận dụng chuồng lợn, cải tạo lại cho phù hợp để chăn thả gà, nuôi chim bồ câu. Mặc dù là mới nhưng mô hình nuôi chim bồ câu của anh Sơn cũng bước đầu mang lại hiệu quả".

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,872
  • Tổng lượt truy cập92,581,536
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây