Liệu có sự chủ quan của người chăn nuôi hay sự lơ là vô trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch của cơ quan chức năng? Và hội nghị do Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hôm nay vẫn chưa tìm ra được lời giải, trong khi số lượng bò, lợn phải tiêu hủy ngày càng tăng, lúa ngoài đồng cũng đang bị tàn phá.
Sáng 5/4, tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị trực tuyến “triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống dịch viêm da nổi cục, dịch tả lợn Châu Phi, đạo ôn hại lá, khảm lá sắn và các loại dịch bệnh khác trên cây trồng, vật nuôi”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Nghĩa Hiếu khẳng định, diễn biến dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ở Nghệ An đang chuyển biến khó lường, để tạo sự chủ động cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phải tập trung nguồn lực nhằm tổ chức đồng bộ các giải pháp phòng chống, đặc biệt là đối phó với dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục, khảm lá sắn và sâu bệnh trên lúa vụ Xuân.
Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm 2021 đến nay dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 1.762 hộ, thuộc 145 xã của 19 huyện, tổng số lợn đã tiêu hủy là 4.794 con.
Cơ quan chức năng xác định các ổ dịch mới phát sinh từ nền ổ dịch cũ, tình trạng này xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Phân bổ số lượng lớn là các huyện Thanh Chương (31 ổ dịch, tiêu hủy 2.119 con), Đô Lương (22 ổ dịch, tiêu hủy 663 con)…
Về viêm da nổi cục (VDNC), trên địa bàn ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp (ngày 11/12/2020). Từ 10/2 đến nay dịch xuất hiện trở lại, trong thời gian ngắn đã lan ra 85 ổ dịch với 668 con trâu bò bị mắc bệnh, trong đó 26 con chết, buộc phải tiêu hủy.
Điều đáng nói là 81/85 ổ dịch chưa qua 21 ngày, các ổ dịch phát sinh từ các hộ chăn nuôi lại chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh cũng như không khử trùng tiêu độc thường xuyên. Qua xác minh có nhiều điểm diến biến phức tạp, điển hình như xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (141 con bò); phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai (78 con bò, bê).
Ngành chăn nuôi địa phương đang đối diện với nhiều thách thức, trong khi đó tình hình dịch hại trên cây trồng cũng thực sự đáng lo ngại. Đơn cử như bệnh đạo ôn lá, hiện toàn tỉnh có 1.757 ha lúa nhiễm bệnh, bao gồm 117 ha nhiễm nặng cùng 411 ha “cháy lá”. Đạo ôn lá gây hại nặng trên các giống X33, XT28, P6…
Ở diễn biến khác, bệnh khảm lá sắn đang tiếp tục phát sinh, gây hại tại 7 huyện với quy mô lên đến 1.940 ha, dẫn đầu là Tân Kỳ (1.438 ha), Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Anh Sơn, Thái Hòa, Con Cuông, Quỳ Hợp…
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch để đạt hiệu quả tối đa.
Theo Việt Khánh/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã