Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Nuôi dày đặc cá đặc sản, con nào cũng khỏe đẹp, bán đắt hàng nhờ...4 túi vôi

Thứ tư - 27/05/2020 09:41
Trong một chuyến công tác tại xã Ba Động, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi gặp anh Nguyễn Như Quỳnh sinh sống tại thôn Suối Loa, xã Ba Động, người tiên phong khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa để nuôi cá lồng bè cho hiệu quả kinh tế cao.

Dẫn chúng tôi ra bè nuôi cá trong lòng hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa, khi ngồi trong chòi canh gác, nhấp ngụm nước chè, anh Quỳnh tâm sự, năm 2016, anh được huyện Ba Tơ mời tham dự chuyến tham quan học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả cao tại một số tỉnh phía Bắc. 

Khi đến tỉnh Thừa Thiên Huế, anh được tham quan mô hình nuôi cá nước ngọt trong lồng trên hồ chứa nước thủy lợi. Nhận thấy điều kiện nơi đây giống với điều kiện của hồ chứa nước Suối Loa quê mình, anh đã hỏi thăm về kỹ thuật và kinh nghiệm của chủ hộ. Cũng từ đó ý tưởng phát triển nuôi cá nước ngọt trong anh cứ lớn dần và trở thành quyết tâm của anh.

Quảng Ngãi: Nuôi cá đặc sản, con nào cũng khỏe, đẹp, bán đắt hàng nhờ...4 túi vôi - Ảnh 1.

Anh Quỳnh thường xuyên theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá lồng.

Năm 2017, anh Nguyễn Như Quỳnh vận động thêm 4 hộ dân trong xóm làm đơn xin thành lập Tổ hợp tác nuôi cá nước ngọt trong lòng hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa cùng cam kết trông coi và bảo vệ hồ. 

Được UBND xã Ba Động hỗ trợ thành lập, đồng thời ban hành Quyết định giao cho Tổ hợp tác nuôi cá nước ngọt Suối Loa khai thác mặt nước và bảo vệ hồ. Các thành viên trong tổ hợp tác đóng góp kinh phí xây dựng 8 lồng nuôi cá kết thành bè nổi kiên cố.

Chỉ tay vào lồng nuôi cá điêu hồng, anh Quỳnh cho biết: “Các thành viên trong tổ hợp tác đều thống nhất làm khung lồng bằng sắt và dùng phi nhựa làm phao nổi, mỗi lồng như vậy có thể tích 36 m3. Khi mới làm chỉ có 5 lồng thôi, còn bây giờ là 8 lồng nuôi cá điêu hồng, cá thát lát cườm và cá lăng nha đuôi đỏ”.

Ngoài việc nuôi cá trong lồng, các thành viên trong tổ hợp tác của anh Quỳnh còn đóng góp kinh phí mua cá giống thả tái tạo nguồn lợi thủy sản trong lòng hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa. Năm 2018 đã thả được 40 nghìn con cá giống các loại như cá mè, cá trôi, cá trắm cỏ. 

Từ nửa cuối năm 2019 đến nay, tổ hợp tác vừa thu hoạch vừa thả bổ sung thêm cá giống. Anh Quỳnh cho biết: “Cá nuôi ngoài tự nhiên lớn rất nhanh, hiện nay cá mè đạt trọng lượng khoảng 3 – 4 kg/con, cá trôi 3 kg/con, cá trắm cỏ khoảng 2,5 – 3 kg/con. Cá thu hoạch đến đâu được người dân và các thương lái tại địa phương và các huyện lân cận như Mộ Đức, Đức Phổ... mua hết đến đó...".

Theo anh Quỳnh, nuôi cá ngoài tự nhiên thế này chỉ cần đầu tư mua con giống thôi, không phải đầu tư thức ăn, cá khai thác bao nhiêu thì thả bù bấy nhiêu”.

Tham quan lồng nuôi cá điêu hồng, anh Quỳnh cho biết, lúc đầu chưa nắm được kỹ thuật nuôi, cá bị bệnh nấm mang gây hao hụt hơn 70%, số cá còn lại còi cọc không lớn được, vụ nuôi đó tổ hợp tác bị thua lỗ.

 Rút kinh nghiệm, anh Quỳnh đã liên hệ với cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nuôi cá nước ngọt trong lồng cho tất cả thành viên của tổ hợp tác.

Anh Quỳnh chia sẻ: “Để phòng bệnh cho cá phải treo túi vôi thường xuyên ở 4 góc lồng, vôi được cho vào bao gai, mỗi bao khoảng 500g, sau 15 ngày thì thay túi vôi mới. Khi cho cá ăn phải định kỳ bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá”.

 

"Nuôi cá lồng trong hồ không tốn nhiều công chăm sóc, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Mặt hồ thoáng rộng, lưu lượng nước thay đổi liên tục nên cá lớn nhanh. Để hạn chế chi phí mua thức ăn, các thành viên trong tổ hợp tác thay phiên nhau thả lưới khai thác các loài tôm, cá tạp trong lòng hồ để làm thức ăn cho cá...".

Anh Nguyễn Như Quỳnh

 Tùy vào loài cá nuôi mà tỷ lệ phối trộn thức ăn sẽ khác nhau như: Đối với cá lăng nha, thức ăn phối trộn gồm 60% cá tạp + 40% thức ăn viên nổi; Cá thát lát, phối trộn 70% cá tạp + 30% thức ăn viên nổi. 

Riêng cá điêu hồng cho ăn 100% thức ăn viên nổi. Để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước cần phải theo dõi sức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, đồng thời định kỳ 30 ngày vệ sinh lưới lồng bè sạch sẽ vừa loại bỏ rác, rong rêu và các loài sinh vật bám, vừa giúp nước lưu thông qua lồng được tốt hơn.

Mặc dù nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế rõ ràng nhưng người nuôi cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong suốt quá trình phát triển. Đó là chi phí đầu tư cao nhưng giá bán lại không ổn định. 

Như năm 2019 và đầu năm 2020, các loại cá chép, mè, trôi, trắm cỏ chỉ được thương lái thu mua với giá 40 – 50 nghìn đồng/kg, trong khi bán tại chỗ thì khoảng 65 – 70 nghìn đồng/kg. Riêng cá thát lát và cá lăng nha thì giá bán từ 90 – 100 nghìn đồng/kg. 

Vì vậy, để có được đầu ra và giá bán ổn định, anh Quỳnh đã liên hệ với các siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các nhà hàng và các bếp ăn tập thể để cung cấp các sản phẩm từ cá như: cá tươi sống, chả cá, cá sơ chế…

Ông Phan Công Đức, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ cho biết: “Qua thời gian theo dõi, hướng dẫn cho người dân thì thấy hiệu quả nuôi cá nước ngọt thương phẩm trong lồng trên hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa rất tốt. Sau khi trừ chi phí, mỗi thành viên trong tổ hợp tác có thu nhập bước đầu từ 30 – 50 triệu đồng. Mô hình này có khả năng nhân rộng lớn, có tính khả thi. Các hộ dân sống ven hồ chứa nước thủy lợi có thể phát triển mô hình này”.

Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, người nuôi cá lồng cần tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường chứ không phát triển ồ ạt, dẫn tới khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, trước khi nuôi cần tìm hiểu kỹ quy trình kỹ thuật nuôi, kỹ thuật phòng trị bệnh, kỹ thuật quản lý nguồn nước, giúp nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững./.

Mạnh Hùng (khuyennongvn.gov.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay60,490
  • Tháng hiện tại891,217
  • Tổng lượt truy cập92,064,946
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây