Học tập đạo đức HCM

Tang thương trên núi cao

Thứ năm - 29/10/2020 23:59
Dù cố gắng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở xã vùng cao Trà Leng bằng nhiều cách, nhưng do đường lên hiện trường bị ách tắc nên chúng tôi đành phải quay về.
Đường lên huyện Nam Trà My bị ách tắc hoàn toàn do sạt lở. Ảnh: Lê Khánh.

Đường lên huyện Nam Trà My bị ách tắc hoàn toàn do sạt lở. Ảnh: Lê Khánh.

Khi tất cả mọi sự chú ý đổ dồn vào Quảng Ngãi, nơi bão số 9 đang quần phá, thì tối 28/10, hung tin đến từ một nơi khác, tại huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra nhiều vụ sạt lở đất, vùi lấp nhiều người dân ở xã Trà Leng và xã Trà Vân.

Sáng sớm 29/10, từ TP Quảng Ngãi, chúng tôi quay ra Quảng Nam. Từ TP Quảng Ngãi đến huyện Nam Trà My có chiều dài hơn 150km, bão vừa tan, trên đường cây cối đổ ngã rất nhiều, việc di chuyển vô cùng khó khăn.

Phải đến 10h trưa cùng ngày, chúng tôi mới đến được huyện Bắc Trà My của tỉnh Quảng Nam, địa phương giáp ranh với huyện Nam Trà My vừa xảy ra các sạt lở.

Tuy nhiên, khi đến địa phận xã Trà Đốc (huyện Bắc Trà My) thì chúng tôi không thể đi tiếp vì trên đoạn đường này cũng bị lở núi, hàng trăm m3 đất đá tràn xuống mặt đường.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, sau khi tiếp nhận được thông tin, các ngành chức năng đã tiến hành họp khẩn, huy động lực lượng nhanh chóng tiếp cận hiện trường để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 9, tuyến Quốc lộ 40B nối đến huyện Nam Trà My có nhiều đoạn bị chia cắt do cây cối ngã đổ và sạt lở núi.

Phóng viên đã dùng nhiều cách nhưng việc tiếp cận hiện trường bất thành. 

Phóng viên đã dùng nhiều cách nhưng việc tiếp cận hiện trường bất thành. 

Đến trưa 29/10, các đơn vị địa phương cùng lực lượng quân đội đã giải phóng được nhiều đoạn. Khi đến đoạn qua xã Trà Đốc, do khối lượng đất đá quá lớn nên vẫn chưa thể khai thông. Ngoài ra từ điểm sạt lở này đến vị trí các nạn nhân bị vùi lấp vẫn còn thêm 1 điểm sạt lở lớn nữa. Lực lượng chức năng phải tính đến phương án dùng bộc phá để phá đá, mở đường.

Tại các địa điểm sạt lở này, rất nhiều lực lượng và phương tiện cơ giới như xe ủi, xe cẩu được huy động để thông tuyến.

Trung tướng Nguyễn Long Cáng, Tư lệnh Quân khu 5 cho biết, ngay trong đêm 28/10, sau khi nhận lệnh của Thủ tướng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về việc nhanh chóng tiếp cận hiện trường để cứu hộ các nạn nhân, Quân khu 5 và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam đã điều động hơn 200 cán bộ, chiến sỹ các lực lượng và nhiều phương tiện thiết bị, thông tin liên lạc hành quân ngay trong đêm để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Theo dự kiến thì phải đến 17h chiều 29/10, các điểm sạt lở mới được giải phóng.

Đang loay hoay chưa biết đi vào xã Trà Leng bằng cách nào thì chúng tôi lại tiếp tục nhận được thông tin đau lòng từ ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam thông báo, trên địa bàn xã chiều ngày 28/10 cũng xảy ra vụ sạt lở đất, đá vùi lấp 11 người.

Cũng tại địa phương này, trước đó có 2 cán bộ trẻ đi vận động người dân phòng tránh bão số 9 đã không may bị đất đá sạt lở vùi lấp, đến trưa ngày 29/10 mới tìm thấy thi thể.

Lòng như lửa đốt, chúng tôi càng nóng lòng muốn tiếp cận hiện trường vụ sạt lở. Đang tính phương án thì được người dân địa phương cho biết, ngoài tuyến đường bộ này, từ xã Trà Đốc đến xã Trà Leng còn có thể di chuyển bằng đường thủy qua lòng hồ thủy điện sông Tranh.

Ngay sau đó, chúng tôi đã liên hệ để thuê ghe thuyền của một người dân địa phương nhằm tiếp cận hiện trường vụ sạt lở trong thời gian sớm nhất. Thời điểm này là 13 giờ ngày 29/10.

Chủ ghe cho biết, đi bằng đường thủy nếu vào đến đầu xã Trà Leng sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Ngoài ra, để đến được địa điểm sạt lở tại thôn 1 phải đi bộ thêm vài km nữa.

Phóng viên đã thuê ghe của người dân địa phương nhưng do lòng hồ thủy điện Sông Tranh đầy rác nên phải quay về. Ảnh: Lê Khánh.

Phóng viên đã thuê ghe của người dân địa phương nhưng do lòng hồ thủy điện Sông Tranh đầy rác nên phải quay về. Ảnh: Lê Khánh.

Vậy là tôi cùng một số đồng nghiệp thống nhất thuê ghe đi vào hiện trường. Chúng tôi dự tính, nếu thuận lợi khoảng 16h sẽ đến được hiện trường.

Trên đường di chuyển, ghe không thể đi nhanh được vì lượng rác, gỗ mục, cành cây trên thượng nguồn theo mưa lớn đổ về quá nhiều. Chủ ghe phải nhờ 1 người đứng đầu mũi để hướng dẫn né tránh.

Đi được khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, một khung cảnh vô cùng kinh khủng hiện ra trước mặt, đoạn lòng hồ có chiều rộng khoảng 300m hai bên là núi cao rác phủ kín mặt hồ đến nỗi không thể nhìn thấy nước, nhìn từ xa như thể là một thảm cây, cành lá khô. Có lá cây, cành khô, thậm chí cả những khúc gỗ to có đường kính gần 50cm đã mục nổi lềnh bềnh.

Đến 15h ngày 29/10 lực lượng cứu hộ đã cứu được 33 người trong vụ sạt lở ở xã Trà Leng. Ảnh: Phương Điền.

Đến 15h ngày 29/10 lực lượng cứu hộ đã cứu được 33 người trong vụ sạt lở ở xã Trà Leng. Ảnh: Phương Điền.

Thuyền di chuyển chậm lại, nhóm 4 người chúng tôi dồn về trước mũi lấy những sào gỗ có sẵn trên ghe cố gắng gạt rác để mở đường cho ghe chạy. Lúc này, chiếc ghe chỉ nhích từng chút một. Chủ ghe lắc đầu nói to để cố gắng át đi tiếng máy nổ "chắc không đi được nữa đâu".

Hỏi thăm, chúng tôi được biết từ điểm này đến đầu xã Trà Leng mà chúng tôi dự định tới chỉ cách khoảng hơn 2km với 15 phút chạy ghe nữa.

Sợ lãng phí thời gian và công sức, chúng tôi cố năn nỉ chủ ghe vượt "dòng sông rác" để đến hiện trường dù muộn hơn dự tính cũng không sao nhưng đến lúc này, lượng rác phía trước mũi ghe càng nhiều, không tài nào di chuyển được đành phải gài số lùi nép về bên dưới chân núi, ai cũng thở dài.

Tiếp cận không có kết quả, nếu quay trở về thì tính cả 2 chặng mất hết 3 giờ, mất quá nhiều thời gian trong khi hiện trường còn không xa, chúng tôi tính đến phương án đi đường núi men theo hồ.

Tuy nhiên, người chủ ghe lắc đầu rồi chỉ vào một đoạn núi vừa lở xuống bảo, mọi người không quen đường, mà mùa này sạt lở liên tục, nguy hiểm lắm. Không còn cách nào khác, chúng tôi đành phải quay về.

Trong những ngày qua toàn tỉnh Quảng Nam đã xảy nhiều vụ sạt lở gây thiệt hại lớn về người. Tính đến 17h ngày 29/10, lực lượng đã cứu sống được 33 người trong vụ sạt lở ở xã Trà Leng. Lực lượng cứu hộ đã tìm được 17 thi thể trong các vụ sạt lở (8 thi thể ở Trà Vân, 6 thi thể ở Trà Leng, huyện Nam Trà My; 3 thi thể ở xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn). Hiện còn 23 người đang bị mất tích (xã Trà Leng 13 người, xã Phước Lộc 10 người).

Theo LÊ KHÁNH/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/tang-thuong-tren-nui-cao-d276555.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại845,690
  • Tổng lượt truy cập93,223,354
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây