Học tập đạo đức HCM

Triển khai mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng: Giải quyết “nạn đói tiềm ẩn”

Thứ hai - 24/08/2020 09:28
Trong 2 năm 2019-2020, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) và các địa phương triển khai dự án điểm về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.
Đây là những mô hình khởi đầu, qua đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và tài liệu hóa để nhân rộng ra các địa phương trong năm 2021.

Thu hẹp khoảng cách về đói dinh dưỡng

Ngày 12/6/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg về Chương trình hành động quốc gia: "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025. Trong đó, có các hoạt động liên quan đến tập huấn, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.

Mục tiêu tổng quát của chương trình là đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) mà Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên Hợp Quốc.

Triển khai mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng: Giải quyết “nạn đói tiềm ẩn” - Ảnh 1.

Cán bộ Hội Phụ nữ Yên Bái hướng dẫn chị em đa dạng dinh dưỡng cho gia đình bằng các cây, con tự nuôi, trồng. Ảnh: P.V

Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), năm 2020, Việt Nam cơ bản giải quyết được tình trạng đói.

Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn hàng năm ước tính giảm còn 4,29% tính đến cuối giai đoạn 2016 - 2020, thấp hơn 1/2 so với tỷ lệ bình quân giai đoạn trước 2011 - 2015 là 12,56%.

Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi tại 28 tỉnh có huyện nghèo vẫn ở mức cao trên 20% so với phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.

"Theo Quyết định 712 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2018 - 2020 là giai đoạn 1 của chương trình "Không còn nạn đói", tập trung vào 3 việc: Rà soát lại các cơ chế, chính sách; xây dựng các tài liệu để hướng dẫn triển khai mở rộng các địa phương sau này; xây dựng các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, trên cơ sở đó khuyến cáo trong giai đoạn mở rộng về sau" - ông Lê Văn Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho biết.

Triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, năm 2019, Bộ NNPTNT đã phối hợp Bộ Y tế (Viện Dinh dưỡng quốc gia), các chuyên gia xây dựng mô hình điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại 3 tỉnh: Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh.

 Trong năm 2020, các dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tiếp tục được triển khai thí điểm, gồm 11 dự án từ nguồn vốn của Bộ NNPTNT và 8 dự án từ nguồn vốn của địa phương.

Tại Pá Lau - một xã đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có 299 hộ dân (97% là đồng bào Mông) thì có tới hơn 58% hộ nghèo và 13,71% hộ cận nghèo. Nằm trong tình trạng trung của xã Pá Lau, thôn Pa Láu có 120 hộ dân (100% là đồng bào người Mông) cũng có tới 60% số hộ nghèo.

Trong tổng số 40 hộ điều tra thuộc thôn Pa Láu có 32 hộ có con nhỏ dưới 60 tháng tuổi và 1 bà mẹ đang mang thai tháng thứ 5 mới đi khám 1 lần. Khẩu phần ăn cho trẻ em về dinh dưỡng rất hạn chế. Trẻ em được bú sữa mẹ tuy nhiên khẩu phần ăn cho bà mẹ thai sản và trẻ em sau khi cai sữa mẹ thông thường có gì ăn nấy. Chính vì thế, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi ở Pa Láu rất cao so với bình quân chung của cả nước, là 14/32 chiếm 43,75%.

Để cải thiện dinh dưỡng cho người dân thôn Pa Láu, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn phối hợp với địa phương phát triển dự án xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng. Theo đó, 42 hộ dân ở thôn sẽ được hỗ trợ 2.940 con gà ri lai đẻ trứng (70 con/hộ).

Với số trứng bình quân trên 50 quả/hộ/ngày để có sản phẩm trứng thường xuyên cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em và các thành viên trong gia đình. Thành công của dự án sẽ được mở rộng để thực hiện trên địa bàn của xã Pá Lau và huyện Trạm Tấu.

Đề xuất thành lập các câu lạc bộ dinh dưỡng

Để triển khai mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại các địa phương có hiệu quả, mới đây, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn và Viện Dinh dưỡng quốc gia đã phối hợp tổ chức hội thảo xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại Yên Bái. Qua đó, các địa phương chia sẻ học tập các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng đã triển khai để tìm cơ hội vận dụng và mở rộng trong khuôn khổ chương trình không còn nạn đói.

"Các mô hình này được triển khai giúp người dân thay đổi được nhận thức về sản xuất nâng cao thu nhập và sử dụng dinh dưỡng hợp lý cho hộ gia đình, tập trung ưu tiên cho đối tượng là bà mẹ và trẻ em dưới 2 tuổi, sau đó sẽ được đánh giá, rút kinh nghiệm và tài liệu hóa để nhân rộng ra các tỉnh thực hiện Chương trình trong thời gian tới" - ông Phan Văn Tấn - Phó Trưởng phòng Giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn) kỳ vọng.

TS-BS Huỳnh Nam Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho rằng, "đói" ở đây bao hàm "đói ăn" với các hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm, đặc biệt ở các xã nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhưng "đói" còn hiểu ở nghĩa rộng hơn, không chỉ là đói lương thực, mà còn là một chế độ ăn còn thiếu hoặc mất cân đối về mặt chất lượng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, sắt, kẽm và i-ốt mà thế giới gọi là "nạn đói tiềm ẩn" và nạn đói này vẫn đang ảnh hưởng chung đến toàn bộ người dân Việt Nam.

Vì thế, TS-BS Huỳnh Phương Nam đề xuất thành lập các câu lạc bộ nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng nhằm "cầm tay chỉ việc", giúp người dân ở các xã nghèo, huyện nghèo biết lựa chọn những sản phẩm sẵn có của địa phương đưa vào cuộc sống của họ cũng như sử dụng sản phẩm đầu ra từ các mô hình nông nghiệp dinh dưỡng.

"Phải thay đổi được hành vi để người ta hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe; thứ hai phải hướng dẫn cho người ta cách thực hành, ví dụ như nuôi gà đẻ trứng, hay trồng luống rau như thế nào để đưa vào bữa ăn hàng ngày của người dân" - TS-BS Huỳnh Phương Nam nhấn mạnh.

Theo Bộ NNPTNT, sau hơn 10 năm thực hiện Đề án "An ninh lương thực quốc gia đến năm 2030", sản lượng lúa tăng từ 39,17 triệu tấn lên 43,45 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người tăng từ 497kg/người lên trên 525kg/người. Cùng với quá trình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi đã thúc đẩy phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn. Nhờ đó, tình trạng thiếu dinh dưỡng đã giảm từ 18,2% trong giai đoạn 2004-2006 xuống còn 10,8% hiện nay.

5 mục tiêu của chương trình "Không còn nạn đói"

- Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng quanh năm, trong đó giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1.800 Kcal dưới 5%; tăng mức tiêu thụ rau, củ, quả trung bình đầu người lên 400g/ngày.

- Giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi, với các chỉ tiêu như sau: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi toàn quốc xuống dưới 20% (riêng vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên xuống dưới 25%); giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 5%; giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2.500g) xuống dưới 8%.

- Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, 100% hộ tham gia chương trình được tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết sản xuất.

- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập: Các hộ tham gia chương trình có tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng thu nhập 10%.

- Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm.

Theo Khương Lực/danviet.vn
https://danviet.vn/trien-khai-mo-hinh-nong-nghiep-dam-bao-dinh-duong-giai-quyet-nan-doi-tiem-an-20200821153957265.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay24,647
  • Tháng hiện tại217,740
  • Tổng lượt truy cập92,595,404
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây