Học tập đạo đức HCM

Tuyên Quang: Nuôi loài ốc nhồi đẻ rõ lắm, ông nông dân vớt những con ốc li ti bán 3 triệu/kg

Thứ ba - 26/01/2021 20:13
Với tinh thần của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm… anh Hà Đức Huân, thôn Làng Đồng, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã mạnh dạn chọn hướng đi mới - nuôi ốc nhồi đặc sản để phát triển kinh tế gia đình. Anh đang bán ốc nhồi giống với giá 3 triệu đồng/kg...

Là người tiên phong nuôi ốc nhồi ở xã Đức Ninh (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang), sau nhiều năm nỗ lực, kiên trì, chịu khó học hỏi…nhờ nuôi ốc nhồi, anh Hà Đức Huân đã trở thành triệu phú ở trẻ tuổi ở xã này khi vừa tròn 31 tuổi.

Tuyên Quang: Nuôi loài ốc nhồi đẻ rõ lắm, vớt những con li ti bán 3 triệu/kg, nông dân tiết lộ bí quyết thành công - Ảnh 1.

Người dân tỉnh Tuyên Quang thu hoạch ốc nhồi đặc sản. Ảnh : yenson.gov.vn

Anh Hà Đức Huân chia sẻ, học xong cấp 3, anh đi học sửa chữa xe máy sau đó có mở một cửa hàng sửa chữa ở Hà Giang.

Nhưng làm nghề sửa xe cũng chỉ đủ ăn, tự nuôi được bản thân chứ chưa giúp đỡ được cho bố mẹ nhiều. Vì vậy, anh luôn trăn trở tìm hướng khởi nghiệp tại quê nhà. 

"Một hôm tình cờ xem trên ti vi, thấy mô hình nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã quyết định học theo, do điều kiện gia đình khá phù hợp để nuôi ốc nhồi...", anh Huân nhớ lại.

 Cuối năm 2017, anh Huân chính thức bắt đầu làm quen với việc nuôi ốc nhồi. Anh lên mạng internet tìm hiểu và lặn lội đi tận các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc để học tập kinh nghiệm nuôi ốc nhồi. 

Sau khi sửa chữa ao, ngăn nhỏ ao cho phù hợp với việc nuôi ốc, năm 2018, anh Huân bắt đầu nuôi thử 10.000 ốc bố mẹ để làm giống.

Từ 10.000 ốc bố mẹ này, năm 2019, anh Huân bán ốc giống và hơn 1 tấn ốc thịt, thu về hơn 140 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi hơn 100 triệu đồng. 

Thấy hiệu quả kinh tế cao, lại tích lũy được thêm kinh nghiệm nên anh Huân mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện nay, anh Huân đã mở rộng ao nuôi ốc nhồi đặc sản của gia đình lên diện tích 4.000m2; đồng thời, dựng 1 khu lán, lắp đặt bóng điện để làm khu chuyên ấp trứng ốc.

Anh Huân chia sẻ, ưu điểm của nuôi ốc nhồi là thời gian thu hồi vốn nhanh, chi phí thức ăn thấp, dễ kiếm trong tự nhiên: rau, cỏ, củ, quả; không tốn nhiều công chăm sóc mà lợi nhuận lại cao. 

Ốc nhồi dễ chế biến thành các món ăn giàu dinh dưỡng, được mọi người ưa chuộng nên giá ốc nhồi luôn giữ ở mức ổn định. Hiện, ốc nhồi thịt có giá từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, trứng ốc nhồi có giá 700.000 đồng/kg, ốc nhồi giống có giá 3 triệu đồng/kg, ốc nhồi giống bố mẹ 180.000 - 200.000 đồng/kg.

Trong năm 2020, từ tiền bán ốc nhồi giống, trứng ốc nhồi và ốc nhồi thịt, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình anh thu lãi hơn 500 triệu đồng. 

Đầu ra, cho các sản phẩm ốc nhồi của gia đình anh luôn ổn định, thậm chí không đủ để bán. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh Tuyên Quang, thông qua các trang mạng xã hội, các sản phẩm ốc nhồi của gia đình anh Huân được người dân ở nhiều tỉnh như Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái… biết đến và đặt mua.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Huân còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi với các hộ dân tại địa phương. 

Anh Tô Văn Linh, thôn Ao Sen, xã Đức Ninh (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) cho biết: Năm 2019, thấy gia đình anh Huân nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã đến học tập. Được anh Huân chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi, cung cấp ốc nhồi giống và bao tiêu sản phẩm ốc nhồi thịt nên gia đình tôi cũng an tâm sản xuất.

 "Vụ ốc năm 2020, gia đình tôi nuôi 10 vạn ốc nhồi giống, xuất bán ra thị trường hơn 1,3 tấn ốc nhồi thịt thu về hơn 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng. Đây là cơ sở để gia đình tôi tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng thêm thu nhập…", anh Linh cho hay.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, anh Huân cho biết, để ốc nhồi khỏe mạnh, nhanh lớn cần cho ốc ăn đúng, đủ, đều đặn, không cho ăn quá nhiều vì chính những thức ăn thừa sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường nước khiến ốc bị chết, mắc bệnh. 

Do đó, người nuôi ốc nhồi cần thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng nước vôi định kỳ vài lần/tuần (tùy thời tiết, mật độ nuôi…).

Ngoài ra, quá trình nuôi ốc nhồi cũng phải để ý đến nguồn nước, nước trong ao nuôi luôn duy trì từ 40 cm đến 80 cm là an toàn cho ốc. 

Về mùa đông, ốc nhồi ngủ đông, dường như không hoạt động. Lúc này, người nuôi cần hút hết nước trong ao để ốc rúc xuống bùn trú đông, hoặc thả thật dày cây lục bình xuống ao để giữ ấm cho ốc…

Anh Huân cũng chia sẻ thêm, để có được thành công như ngày hôm nay, bản thân anh đã phải cố gắng rất nhiều. 

"Tôi nhận thấy rằng, muốn khởi nghiệp từ nông nghiệp thì phải có sự kiên chì, chăm chỉ, ham học hỏi…; khi chưa có nhiều kinh nghiệm thì làm quy mô nhỏ để tránh rủi ro, sau đó dần dần mở rộng nếu có hiệu quả…", anh Huân tâm sự.

“Thời gian tới, tôi dự định tìm kiếm những hộ dân trong thôn, xã có ao rộng hoặc có ruộng trũng kém hiệu quả để hợp tác liên kết phát triển nuôi ốc nhồi. Đồng thời, cung cấp ốc nhồi giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm ốc nhồi thịt cho người dân...”, anh Huân nói.

Chị La Thị Phượng, Bí thư Đoàn xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) cho biết, mô hình nuôi ốc nhồi của đoàn viên Hà Đức Huân hiện đang là một trong những mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao trên địa bàn xã. 

Nuôi ốc nhồi đặc sản là mô hình kinh tế điển hình của xã, khẳng định sự năng động của thanh niên, mạnh dạn tìm hướng đi mới, làm giàu chính đáng quê hương. Đoàn viên Hà Đức Huân là tấm gương sáng cho thanh niên trên địa bàn xã học tập và noi theo…"

Chị La Thị Phượng, Bí thư Đoàn xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang).

Theo Vũ Quang/danviet.vn
https://danviet.vn/tuyen-quang-nuoi-loai-oc-nhoi-de-ro-lam-vot-nhung-con-li-ti-ban-3-trieu-kg-nong-dan-tiet-lo-bi-quyet-thanh-cong-20210126223704745.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay33,417
  • Tháng hiện tại874,618
  • Tổng lượt truy cập93,252,282
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây