Học tập đạo đức HCM

“Vàng trắng” mất giá, hạ tầng KCN là cứu cánh cho Tập đoàn Cao su Việt Nam

Thứ sáu - 12/06/2020 19:53
Hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trên đất cao su năm qua tuy không đạt chỉ tiêu về diện tích đất cho thuê nhưng các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt và vượt kế hoạch, đem lại lợi nhuận cao nhất trong 5 lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Đó là chia sẻ của ông Huỳnh Văn Bảo, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR), tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, diễn ra sáng nay 12/6.

“Vàng trắng” mất giá, hạ tầng KCN là “cứu cánh” cho Tập đoàn Cao su Việt Nam - Ảnh 1.

Cổ đông giơ phiếu biểu quyết thông qua các chương trình của đại hội (Ảnh: Quốc Hải)

Theo ông Bảo, trong thời gian ngắn hạn và định hướng trung hạn, GVR vẫn phát triển đồng thời 5 ngành nghề chính gồm: Trồng, chăm sóc chế biến mũ cao su; Chế biến gỗ cao su; Sản phẩm công nghiệp cao su; Đầu tư KCN trên đất cao su; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, GVR sẽ tập trung  đầu tư vào 3 lĩnh vực chính để tạo đà tăng tốc, phát triển trong năm 2020 và kế hoạch 5 năm (2021-2025) là sản phẩm cao su, chế biến gỗ và phát triển KCN.

Hạ tầng KCN mang lại lợi nhuận cao cho GVR

Báo cáo tại đại hội, ông Bảo cho biết, năm 2019 là năm thử thách đặc biệt cho ngành nông/lâm nghiệp Việt Nam nói chung và GVR nói riêng khi phải đối mặt với những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, dịch bệnh, thị trường… đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khiến kết quả kinh doanh đạt được của GVR trong năm chưa như mong muốn.

Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế của GVR lần lượt là 22.873 tỷ đồng và 4.665 tỷ đồng, đạt 94,42% và 88,59% kế hoạch.

"Việc không đạt doanh thu và lợi nhuận năm 2019 so với kế hoạch là do ảnh hưởng từ việc giảm giá bán mủ cao su - sản phẩm chủ lực của tập đoàn (giảm từ 2-3 triệu đồng/tấn). Đây là lý do chính ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận chung của các DN cao su", ông Bảo giải thích.

“Vàng trắng” mất giá, hạ tầng KCN là “cứu cánh” cho Tập đoàn Cao su Việt Nam - Ảnh 2.

Đại hội đồng cổ đông của GVR diễn ra sáng nay 12/6 (Ảnh: Quốc Hải)

Bước sang năm 2020, trong khi điều kiện kinh doanh vẫn có nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ, thì dịch Covid-19 lại tiếp tục đè nặng lên kế hoạch kinh doanh của GVR. 

Chính vì vậy, theo Tổng Giám đốc GVR Huỳnh Văn Bảo, Tập đoàn sẽ tập trung quyết liệt vào các nội dung lớn, gồm: Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp; Tiếp tục cơ cấu ngành nghề kinh doanh; Tái cơ cấu các nguồn lực của DN; Sắp sếp chuyển đổi loại hình DN; và Quản lý chi phí, tiết giảm chi phí đầu tư…

Ngoài ra, theo ông Bảo, mục tiêu quyết liệt trong thời gian tới của GVR là thoái vốn ngoài doanh nghiệp (DN). Theo đó, tính đến hết năm 2019, GVR thực hiện thoái vốn ngoài ngành chính thu về hơn 2.342,5 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách là hơn 1.390 tỷ đồng), lãi 952 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị còn phải thoái vốn ngoài ngành của GVR theo phương án đã được duyệt là hơn 2.061 tỷ đồng, trong đó giá trị đầu tư của 5 công ty thủy điện chiếm khoảng 1.079 tỷ đồng, chiếm hơn 50% giá trị còn phải thoái.

"Việc rà soát thoái vốn tại các DN, kể cả DN đang có hoạt động hiệu quả là hết sức cần thiết để GVR tập trung nguồn lực vào đầu tư các lĩnh vực có biên độ lợi nhuận cao và ổn định hơn. Trong đó, chủ yếu tập trung phát triển KCN gắn với các khu dân cư được quy hoạch cùng với dự án. Đây sẽ là nguồn thu đáng kể để cân đối vốn cho đầu tư phát triển, tạo ra lợi nhuận trước mắt để bù đắp thiếu hụt do tác động bởi dịch bệnh, giá cao su giảm", ông Bảo nói thêm.

Trong khi đó, ông Đỗ Khắc Thăng, trưởng Ban Kiểm soát của GVR thì cho hay, tình hình tài chính của Tập đoàn trong năm qua đã được cải thiện rất nhiều. Theo đó, tổng tài sản  tính đến hết năm 2019 đạt 43.223 tỷ đồng, tăng mạnh so với đầu năm (41.901 tỷ đồng); Nợ phải trả còn 426 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 688 tỷ đồng hồi đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn còn 253,9 tỷ đồng (đầu năm 484,1 tỷ đồng) và nợ dài hạn còn 172,7 tỷ đồng (đầu năm 204,2 tỷ đồng).

Cổ đông quan tâm nhiều đến đền bù quanh dự án sân bay Quốc tế Long Thành

Về kế hoạch kinh doanh 2020, GVR đặt chỉ tiêu  doanh thu hợp nhất của tập đoàn đạt 24.647 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế  4.961 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 4.029 tỷ đồng. Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2020 của Công ty mẹ - Tập đoàn là 2.425,8 tỷ đồng, trong đó đầu tư xây dựng cơ bản là 561 tỷ đồng và đầu tư tài chính dài hạn là 1.864,8 tỷ đồng.

Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đại hội cổ đông cũng ủy quyền cho HĐQT điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020 cho phù hợp với thực tế, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho tập đoàn và cổ đông.

Bước sang phần thảo luận, nhiều cổ đông đặt vấn đề liệu giá cao su tiếp tục giảm, GVR có kế hoạch gì để phát triển kinh doanh thời gian tới?

Trả lời vấn đề này, đại diện GVR khẳng định: "Trong bối cảnh khó khăn sau dịch Covid-19, dù giá thành cao su có giảm nhưng GVR vẫn buộc phải tiếp tục khai thác, tìm nguồn tiêu thụ để có thể trả lương cho công nhân vì hiện nay việc thu hút lao động ngành cạo mủ cao su rất khó".

Một cổ đông khác lại đặt vấn đề về tình hình đầu tư phát triển KCN. Đại diện GVR cho hay dù hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trên đất cao su năm qua tuy không đạt chỉ tiêu về diện tích đất cho thuê do vẫn có một số vướng mắc về thủ tục, cơ chế về quản lý đất đai nhưng kỳ vọng trong giai đoạn 2021-2025 sẽ phát triển khoảng 15.000 – 20.000 ha đất KCN thương phẩm; trong đó riêng năm 2020 dự kiến sẽ có khoảng 600-1.000 ha cho thuê thành công và con số này sẽ cố gắng được duy trì hằng năm.

Cổ đông tiếp tục đặt vấn đề về việc đền bù liên quan đến dự án sân bay Quốc tế Long Thành, phân bổ lợi nhuận thu được từ việc này ra sao?

Đại diện GVR cho biết, việc đền bù cho dự án sân bay Long Thành đã hoàn thành, mức giá đền bù mà GVR nhận được là 600 triệu/ha, tổng diện tích trên 2.000ha, được trên dưới 1.000 tỷ đồng. Khoản tiền này sẽ được ghi nhận ½ trong năm 2019 và ½ còn lại sẽ ghi nhận trong năm 2020.

"Ngoài ra, hàng năm GVR cũng sẽ bàn giao thêm cho địa phương khoảng trên dưới 1.000 ha để phát triển cơ sở hạ tầng, với giá đền bù khoảng 100-200 triệu/ha", đại diện GVR chia sẻ thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập645
  • Hôm nay82,551
  • Tháng hiện tại818,661
  • Tổng lượt truy cập93,196,325
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây