Học tập đạo đức HCM

Những nông dân miền Tây “đổi đời” nhờ vốn vay

Thứ năm - 11/06/2020 19:46
Nhờ bệ đỡ từ vốn vay từ Agribank, nhiều nông dân miền Tây đã “đổi đời” trên chính mảnh đất quê hương mình.

Khi đồng vốn đi vào cuộc sống

"Bữa nay, ngày ngày ra vườn làm, 9-10h vô, chiều 2h ra làm đến 5h lại vô. Đầu óc không có lo như hồi làm mỳ, làm bắp. Hồi đó cực ghê lắm", ông Ngô Quang Bổ - Thị trấn Nghĩa Tân, Hàm Tân, Bình Thuận chia sẻ với chúng tôi trong chuyến thực tế tại địa phương này sau dịch Covid-19.

Trong nụ cười "sáng khoái", ông Bổ hồ hởi, từ hồi trồng cây Thanh long, ông lúc nào cũng thấy thoải mái vì không còn phải "đau đầu" mỗi khi nghĩ về kinh tế của gia đình. Cơ ngơi ngày hôm nay mà gia đình ông cũng là nhờ chuyển đổi từ trồng mỳ, trồng bắp sang trồng cây Thanh long mới có. Và trong hành trình ấy, có phần đóng góp không nhỏ của Ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển "Tam nông" - Agribank.

"Cách đây 10 năm, nơi đây nghèo lắm, người dân cơ cực vô cùng. 2 vợ chồng tôi, làm hơn chục mẫu mỳ, bắp. Tính bình quân mỗi ngày "người bơm kẻ đỡ" hơn 30 bình thuốc. Thế nhưng, cuối vụ thu hoạch xong, trả nợ hết, trong tay 2 vợ chồng không còn dư ra một đồng nào", ông Bổ nhớ lại.

Những nông dân miền Tây “đổi đời” nhờ vốn vay - Ảnh 1.

Vườn Thanh long của gia đình ông Bổ mỗi năm thu về 500 triệu/ha

Chưa ráo mồ hôi đã hết tiền, gia đình ông chuyển hướng sang trồng Thanh long với hy vọng "đổi đời'. Thế nhưng, nguồn vốn đầu tư ban đầu để lên trụ, đầu tư hệ thống điện, hệ thống dẫn nước…phục vụ cho việc trồng loại cây này thì lại không hề nhỏ.

"Nếu không có nguồn vốn từ Agribank để đầu tư thì chúng tôi đâu có ngày hôm nay. Ban đầu chỉ chục triệu rồi đến vài trăm triệu, hiện tại gia đình tôi đã phát triển được hơn 800 trụ Thanh long, bình quân doanh thu cũng 500 triệu – 600 triệu đồng/ha, trừ chi phí cũng "bỏ túi" khoảng 200 triệu đồng. Trước đây, trồng mỳ chưa trừ doanh thu chỉ mang về được 20 triệu. Chúng tôi phải cảm ơn Agribank nhiều lắm", ông Bổ đánh giá.

Trường hợp của gia đình ông Bổ không phải là cá biệt. Câu chuyên "đổi đời" của gia đình anh Nguyễn Công Bằng (xã Thạnh Trị - Kiến Tường – Long An) cũng khiến nhiều người học tập.

Có điều kiện "đắc địa" hơn và nằm giáp biên giới Campuchia, nhưng nơi anh Bằng sinh sống vẫn chủ yếu phụ thuộc vào trồng lúa. 

Theo chia sẻ của anh Bằng, mấy năm qua, thu nhập lúa bấp bênh, bà con nông dân gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm. Năm nào được giá trúng mùa thì anh mới thu được 25 triệu/ha/năm, còn năm mất mùa, mất giá thì thu nhập một năm trên 3 ha lúa của gia đình giỏi chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. 

May mắn đến với anh khi được người bạn cùng chí hướng rủ đi khảo sát thực tế tại tỉnh Bến Tre tìm hiểu về cây trồng mới. Sau 3 tháng dày công đi thực tế và nghiên cứu tài liệu, đặc biệt là có sự tiếp sức vốn của Agribank chi nhánh Kiến Tường, anh Bằng đã chuyển đổi 1 ha lúa sang trồng cây tắc (quất – pv). Nhờ chịu khó tìm tòi kỹ thuật trồng cây, nên vườn cây của anh Bằng ra trái rất tốt. Năm đầu 1 ha anh thu hoạch được 30-40 tấn. Từ năm thứ 2 trở đi số tắc mà anh thu hoạch được khoảng 40-70 tấn/ha tùy theo thời tiết, thổ nhưỡng và điều kiện chăm sóc.

Hiện tại giá tắc dao động từ 13-18 nghìn đồng/kg tùy theo chất lượng của cây tắc. Theo tính toán của anh Bằng, nhờ trồng tắc đã giúp thu nhập gia đình anh cao hơn 4-5 lần trên cùng một diện tích đất so với trồng lúa.

"Agribank là máu thịt của bà con nông dân rồi, thành thử ra không thể nào tách rời", anh Bằng hồ hởi nói khi đánh giá về sự đồng hành của Agribank.

Những nông dân miền Tây “đổi đời” nhờ vốn vay - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Công Bằng đang chăm sóc vườn tắc với sự tiếp sức vốn của Agribank

Cũng nhờ có nguồn vốn kịp thời của Agribank, anh Mai Văn Thanh – Xã Đức Lập Hạ - Thị trấn Đức Hoà đã không còn phải vay lãi suất cao ở bên ngoài nữa mà có đủ vốn để trồng rau củ quả. "Thủ tục vay vốn ngân hàng vừa nhanh, lãi suất lại thấp. Trước tôi vay 100 triệu phải trả lãi 5 triệu một tháng, giờ vay 120 triệu đồng của ngân hàng mà một tháng lãi phải trả chưa đến 1 triệu đồng. Không những vậy, tôi không còn bị thương lái ép giá vì vay tiền của họ để mua vật tư chăm sóc cây trồng", anh Thanh bày tỏ vui mừng.

Những nông dân miền Tây “đổi đời” nhờ vốn vay - Ảnh 3.

Lãnh đạo Agribank chi nhánh Long An xuống địa bàn nắm bắt tình hình vay vốn của người nông dân

Nếu như không có vốn ngân hàng tiếp sức thì gia đình tôi không thể có siêu thị tạp hóa lớn như ngày hôm nay. Đó là chia sẻ của chị Trần Thị Thu Hằng – Thị trấn Đức Hoà – Long An. Chị Hằng cho biết, Agribank chi nhánh Đức Hòa đã đồng hành với chị từ ngày đầu khởi nghiệp với cửa hàng bán sách. Dần dần với sự hỗ trợ của Agribank và bắt kịp xu thế phục vụ khách hàng tốt hơn, chị chuyển hướng kinh doanh nhiều mặt hàng qua việc mở một siêu thị tạp hóa lớn tại trung tâm thị trấn.  "Vai trò của Agribank chi nhánh huyện Đức Hòa rất quan trọng. Nếu không có nguồn vốn ngân hàng thì tôi không thể đủ vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh được như ngày hôm nay", chị Hằng đánh giá sự hỗ trợ ngân hàng trong phát triển kinh tế gia đình.

Đẩy mạnh tín dụng, tiếp sức cho người dân

Sát cánh cùng nông dân, dư nợ tín dụng với nền kinh tế của Agribank luôn chiếm khoảng 14% dư nợ tín dụng với nền kinh tế - thị phần lớn nhất hệ thống.

Trong đó, tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank trong các năm qua luôn ở mức xấp xỉ 70% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này, chiếm 50% thị phần tín dụng của ngành ngân hàng cho vay "tam nông".

Chia sẻ với chúng tôi về những thành công trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để giúp bà con nông dân có cơ hội tiếp cận vốn kinh doanh phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương, ông Nguyễn Văn Nhiều, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường (Long An) cho biết, trong những năm qua, không những cung ứng đủ nguồn vốn cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn mà tất cả các chương trình tín dụng của Chính phủ đều được ngân hàng giới thiệu và triển khai tích cực như cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, theo các Quyết định số 63, 65, 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ... Đặc biệt, nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn luôn được Agribank đáp ứng kịp thời nên trên địa bàn không xảy ra tình trạng tín dụng đen. Đời sống người dân đi lên trông thấy...

Luôn dẫn đầu hệ thống về dư nợ tín dụng của Agribank, Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Long An Nguyễn Kim Thài cho hay, xác định gắn bó máu thịt với lĩnh vực tam nông nên dư nợ dành cho khu vực này chiếm tới 89,5%/tổng dư nợ của chi nhánh. Vốn cho sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành NN, xây dựng nông thôn mới... luôn được ngân hàng đáp ứng đầy đủ.  

Đáng chú ý, đến ngày 26/5/2020, trong khi tín dụng ở nhiều tỉnh thành giảm thì Agribank chi nhánh tỉnh Long An vẫn tăng 3,3% cao hơn tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các TCTD.

Trong đó, cho vay nông nghiệp nông thôn: đạt 14.917 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 446 tỷ tương ứng tỷ lệ 3,08% chiếm 89,5%/tổng dư nợ; Đáng chú ý, cho vay doanh nghiệp đạt 2.232 tỷ đồng, tăng 170 tỷ đồng tương đương 8,2% so với đầu năm, chiếm 13,4% tổng dư nợ.

Trong bối cảnh, sức cạnh tranh thị phần ngày càng gia tăng, nhưng Agribank Long An vẫn luôn giữ vững thị phần đơn giản là bởi khách hàng luôn gửi trọn niềm tin vào ngân hàng. Chi nhánh Agribank Long An là một trong những ngân hàng đầu tàu ở tỉnh Long An, với thị phần chiếm trên 30% tổng số TCTD đang hoạt động tại đây.

Ông Thài cho biết, có được lượng khách hàng lớn như hiện tại, nhờ chính sách chăm sóc khách hàng một cách toàn diện giúp chi nhánh nâng cao khả năng cạnh tranh, không chỉ giữ ổn định khách hàng truyền thống mà còn thu hút nhiều khách hàng mới.

Cũng nhờ bám chắc địa bàn, sát sao tới từng khoản vay dù nhỏ hay lớn. Nên tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn tỉnh Long An rất thấp.

Song song với các hoạt động phát triển kinh doanh, Agribank Chi nhánh tỉnh Long An luôn quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực. "Đối với cán bộ ngân hàng, chi nhánh luôn đặt vấn đề đạo đức kinh doanh lên hàng đầu. Chính vì vậy, mặc dù dư nợ trên địa bàn khá lớn hơn 17 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn chưa xảy ra vấn đề về đạo đức trong số gần 400 cán bộ. Do vậy, nợ xấu được quản lý rất tốt", ông Thài chia sẻ bí quyết thành công của Agribank chi nhánh Long An.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm239
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại908,976
  • Tổng lượt truy cập92,082,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây