Học tập đạo đức HCM

Vì sao ngành cà phê thế giới khó phát triển bền vững?

Thứ ba - 02/02/2021 04:17
Ngành bán lẻ cà phê thế giới được định giá từ 200-250 tỷ USD/năm nhưng các nước sản xuất chỉ được chưa đầy 10% giá trị đó và nông dân còn thiệt thòi hơn nữa.

Một báo cáo tổng hợp về ngành cà phê thế giới vừa công bố cho thấy, tình trạng xâm hại môi trường và tận dụng lao động trong khai thác ngành cà phê trong nhiều năm qua hầu như không có sự thay đổi tích cực nào. Điều này cũng gián tiếp khiến hầu hết nông dân trồng cà phê lâm vào thua lỗ do không thể sản xuất bền vững.

Có rất ít bằng chứng về nỗ lực của các nhà rang xay và kinh doanh cà phê thế giới nhằm ngăn chặn nạn phá rừng trồng cà phê và lạm dụng lao động. Ảnh: Luckybelly

Có rất ít bằng chứng về nỗ lực của các nhà rang xay và kinh doanh cà phê thế giới nhằm ngăn chặn nạn phá rừng trồng cà phê và lạm dụng lao động. Ảnh: Luckybelly

Nghiên cứu do nhóm Coffee Barometer, một tổ chức phi chính phủ (NGO) toàn cầu xúc tiến trong bối cảnh hàng loạt các “ông lớn” hàng đầu thế giới, bao gồm cả Starbucks và JDE Peet… đang phải đối mặt với làn sóng tẩy chay ngày càng tăng của người tiêu dùng do sản phẩm của họ bị tố cáo không có nguồn gốc đạo đức.

Trước đó, hồi trung tuần tháng 1 năm nay, liên minh châu Âu (EU) cũng lên kế hoạch đề xuất một đạo luật có hiệu lực ngay lập tức để ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng có liên quan đến nạn phá rừng và vi phạm nhân quyền. Theo Reuters, động thái này diễn ra sau nhiều năm nỗ lực tự nguyện bất thành của các công ty kinh doanh cà phê nhằm làm sạch chuỗi cung ứng của họ.

"Trong khi một số ít công ty có các chính sách toàn diện (bền vững), thì nhiều thương nhân và những nhà rang xay lớn vẫn lập lờ, không rõ ràng về các cam kết của họ, thậm chí không có bất kỳ tiến bộ nào đối với vấn đề này. Rõ là cha chung không ai khóc", báo cáo của Coffee Barometer trích dẫn nhưng không chỉ đích danh từng doanh nghiệp nằm trong “danh sách đen”.

Trong khi đó, hãng JDE Peet cho biết họ cũng nhận thức và bày tỏ mối quan tâm đến các vấn đề mà nông dân trồng cà phê quy mô nhỏ đang phải đối mặt và đưa ra các chương trình hành động tại 15 quốc gia sản xuất cà phê lớn, nhằm giải quyết các thách thức để phát triển bền vững. Riêng Starbucks đến nay vẫn im hơi lặng tiếng khi được đề cập đến vấn đề này.

Hàng chục triệu hộ nông dân trồng cà phê nhỏ lẻ chịu thiệt thòi, trong khi các công ty kinh doanh lại hưởng lợi lớn. Ảnh: WSJ

Hàng chục triệu hộ nông dân trồng cà phê nhỏ lẻ chịu thiệt thòi, trong khi các công ty kinh doanh lại hưởng lợi lớn. Ảnh: WSJ

Giá cà phê arabica kỳ hạn ICE đã rơi xuống đáy- mức thấp nhất trong gần 14 năm, vào thời điểm năm 2019 và được cho là thấp hơn chi phí sản xuất của đa số các hộ sản xuất nhỏ lẻ. “Các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ đang phải gánh chịu áp lực liên tục để cắt giảm chi phí, đặc biệt là những chi phí liên quan đến giá thuê nhân công và môi trường”, báo cáo cho biết.

Theo báo cáo trên, ngành cà phê thế giới hiện được định giá khoảng từ 200-250 tỷ USD/năm ở cấp độ bán lẻ. Tuy nhiên các nước sản xuất loại đồ uống phổ biến nhất hành tinh lại chỉ nhận được chưa đầy 10% giá trị đó khi xuất khẩu hạt cà phê và nông dân thậm chí còn được hưởng lợi ít hơn rất nhiều.

Nghiên cứu mới cũng cho biết, hiện bản đồ cây cà phê được trồng trên diện tích khoảng 12,5 triệu đồn điền lớn nhỏ trên khắp thế giới, trong đó có đến 95% diện tích là các nông trại sử dụng nhiều lao động (thường sử dụng toàn bộ các thành viên gia đình nông dân vào lao động thời vụ). Nói cách khác, cà phê mang lại sinh kế cho hàng chục triệu người trên thế giới.

Coffee Barometer cũng cảnh báo rằng, cho đến nay hoạt động sản xuất cà phê chỉ đóng một vai trò tương đối nhỏ trong vấn nạn phá rừng, nhưng điều này sẽ không còn tồn tại lâu trong tương lai, nếu không có những chính sách cải cách, tái cấu trúc toàn ngành. Một trong những bằng chứng là tại Peru, ước tính đã có tới 25% các vụ phá rừng ở nước này liên quan đến sản xuất cà phê.

“Phá rừng hiện là nguyên nhân chính thứ hai gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, nó chỉ xếp sau các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch”, báo cáo chỉ rõ.

Theo Kim Long/nonggnhiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay21,182
  • Tháng hiện tại1,061,819
  • Tổng lượt truy cập92,235,548
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây