Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang chăn nuôi theo tiêu chí mới

Thứ năm - 26/10/2017 18:41
Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ảnh hưởng nặng nề đến SX, đời sống, nhất là khu vực đông dân cư. Để giải quyết tình trạng này, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đang soạn thảo, ban hành các tiêu chí, điều kiện liên quan đến chăn nuôi.

 

Gia tăng chất thải

Lâu nay, bất cứ ai cũng có thể chăn nuôi. Bởi thế mà ngay cả nơi đất chật, người đông như nội thành của TP Bắc Giang vẫn bắt gặp một số hộ nuôi lợn trên diện tích chỉ rộng hơn 1m2 đất nhờ tận dụng cơm thừa, canh cặn của bà con khu phố.

Chất thải chăn nuôi xả ra kênh tại xã Quảng Minh (Việt Yên)

Vậy là những hộ xung quanh hứng mùi khó chịu. Cũng do chăn nuôi không an toàn, nhiều làng quê giờ đây không còn trong lành, yên ả như trước. Rãnh thoát nước bao quanh khu dân cư, kênh mương ruộng đồng chứa chất thải của gia súc, gia cầm, bốc mùi xú uế.

Chị Nguyễn Thị Luận ở thôn Quảng Mô, xã Phi Mô (huyện Lạng Giang) chia sẻ: “Nhà tôi cách chuồng nuôi lợn của hộ bên cạnh chỉ một bức tường nên rất khổ. Nhiều hôm dọn cơm ra chẳng dám ăn, ruồi nhặng bu đầy các vật dụng. Những ngày hàng xóm bán lợn, vật nuôi kêu inh tai, gần như cả thôn mất ngủ”.

Nguy hại hơn, nước thải từ chuồng trại ngấm xuống lòng đất, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Mục sở thị cánh đồng gần khu dân cư tại thôn Khả Lý Hạ, xã Quảng Minh (huyện Việt Yên), chúng tôi thấy kênh mương chứa lớp chất thải gia súc đen kịt, dày đặc. Cạnh đó, một số ruộng lúa bị đổ, nông dân mất công buộc dựng. Nước thải, chất thải chăn nuôi tràn ra kênh mương, ruộng đồng còn tạo điều kiện cho các loại thực vật xâm hại phát triển quá mức như bèo, rong, rêu gây tắc nghẽn dòng chảy. Hậu quả là nhiều cánh đồng bỏ hoang, cây trồng thất thu, không thể canh tác được như: Thôn Khánh, xã Lương Phong (huyện Hiệp Hòa); thôn Yên Viên, xã Vân Hà (huyện Việt Yên).

Bắc Giang là một trong 10 địa phương có quy mô đàn vật nuôi lớn của cả nước. Trong đó, chăn nuôi nông hộ chiếm chủ yếu, hơn 250 nghìn hộ, đạt gần 60% tổng số hộ với 1,3 triệu con lợn, hơn 17 triệu con gia cầm và hàng trăm nghìn con trâu, bò. Bình quân mỗi ngày, vật nuôi thải ra hơn 8 nghìn tấn chất thải, hàng nghìn mét khối nước thải. Gia súc, gia cầm chủ yếu nuôi trong khu dân cư, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống...  

Tuân thủ các điều kiện

Lượng chất thải lớn song việc xử lý phổ biến hiện nay vẫn là tận dụng một phần cho trồng trọt, nuôi cá; xây hầm khí biogas, sử dụng men vi sinh. Thực tế, biện pháp áp dụng thiếu đồng bộ, hầm biogas quá tải cộng với tâm lý “sạch mình, bẩn người” của một bộ phận người dân khiến chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để.

Chăn nuôi phát triển kinh tế là việc làm chính đáng của người dân để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Thế nhưng phát triển kinh tế bằng mọi giá mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường dẫn đến những hệ lụy. Trước thực tế trên, UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản giao cho Sở NN-PTNT soạn thảo, tham mưu ban hành quy định về tiêu chí điều kiện chăn nuôi trong và ngoài khu dân cư.

09-27-49_nh_bo
Mô hình chăn nuôi bò thương phẩm tại xã Cao Thượng (Tân Yên)

Ông Dương Thanh Tùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bắc Giang cho biết: “Sở đang gấp rút thực hiện, dự kiến trình phiên họp thường kỳ UBND tỉnh vào tháng 12 năm nay. Để bảo đảm quyền lợi người dân, các nội dung phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, tránh chồng chéo, không để xảy ra trường hợp văn bản này cấm nhưng quyết định khác lại khuyến khích”.

Dự thảo sẽ gồm một số điều kiện như: Phải chăn nuôi trong quy hoạch; có hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn. Có biện pháp thu gom, xử lý xác súc vật ốm, bệnh, chết, loại thải, phân, chất độn chuồng, nước thải bảo đảm an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường...

Cũng theo ông Tùng, quan điểm của tỉnh là hạn chế chăn nuôi gia công do chỉ mang lại lợi ích nhỏ cho một nhóm hộ và doanh nghiệp nhưng lại gây ô nhiễm môi trường. Thực tế là từ cuối năm ngoái đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử phạt hành chính gần chục trang trại gia công gây ô nhiễm môi trường, tập trung ở Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên...

Cùng đó, Sở NN-PTNT tiếp tục phối hợp với cơ quan chuyên môn triển khai nhiều mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Cách làm này đã khẳng định hiệu quả, không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn giúp vật nuôi lớn nhanh, ít bệnh, tiết kiệm chi phí đầu vào.

Tỉnh Bắc Giang đã quan tâm thu hút nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế vào lĩnh vực chăn nuôi. Điển hình, hai năm qua, hai DN lớn xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Long Sơn (huyện Sơn Động) gồm Cty CP Phát triển công nghệ nông thôn (RTD) và Tập đoàn Hòa Phát (Hà Nội). Điểm khác biệt với mô hình khác là các trang trại do DN xây dựng đều khép kín, lắp đặt hệ thống xử lý môi trường bài bản, có đội ngũ kỹ sư lành nghề.

Ngoài cung cấp nguồn giống chuẩn cho thị trường trong và ngoài tỉnh, DN tiến tới liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân mua giống thông qua xây dựng dây chuyền giết mổ hiện đại.

Riêng trang trại của Tập đoàn Hòa Phát thuê hơn 110ha đất, được cơ quan có thẩm quyền đánh giá tác động môi trường. Thời điểm này, DN nuôi thả hơn 1,3 nghìn lợn nái, phấn đấu đạt quy mô khoảng 5 nghìn lợn nái. Còn RDT đang thi công công trình để nuôi khoảng 3,5 nghìn con lợn nái, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ vào năm 2018.

 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,863
  • Tổng lượt truy cập90,245,256
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây