Học tập đạo đức HCM

Bất cập trong trồng, chế biến và sử dụng cây dược liệu ở Lạng Sơn

Thứ ba - 17/10/2017 02:20
NDĐT - Là địa phương có nhiều điều kiện để phát triển nguồn tài nguyên dược liệu, nhưng hiện nay Lạng Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong trồng, chế biến và sử dụng cây dược liệu để chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Lương y Hoàng Quang Minh, Chủ tịch Hội Đông y phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn đưa một số cây thuốc nam về trồng trong vườn thuốc của Trạm y tế phường.

 

Theo thống kê của ngành y tế, toàn tỉnh hiện có 788 loài cây thuốc, thuộc 514 chi, 175 họ của sáu ngành thực vật bậc cao có mạch và nhóm nấm. Trong đó, có 10 loài và nhóm loài được đánh giá là loài cây thuốc tiềm năng, có giá trị sử dụng và kinh tế cao; 35 loài trong diện cây thuốc bảo tồn cấp quốc gia.

Tuy nhiên, việc phát triển cây dược liệu của tỉnh thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Số vườn cây dược liệu được quy hoạch phát triển của tỉnh còn hạn chế, đặc biệt là nguồn dược liệu cho chế biến thuốc. Hiện nay, hơn 80% là cây thuốc mọc tự nhiên, chỉ có gần 20% được đầu tư gieo trồng và chăm sóc. Công tác quản lý, khai thác dược liệu còn chưa chặt chẽ. Các dược liệu quý hiếm đang bị khai thác và chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Theo Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn Hoàng Sao Băng, thực tế cho thấy, cây dược liệu được trồng chủ yếu để phục vụ nhu cầu nhỏ lẻ của các thầy thuốc hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền. Toàn tỉnh hiện có 188 vườn thuốc nam của hộ gia đình, 215 vườn thuốc nam của các trạm y tế xã, chỉ phục vụ nhu cầu chữa bệnh tại chỗ, không có diện tích và sản lượng lớn để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và chế biến. Trong tỉnh hiện không có cơ sở trồng, khai thác dược liệu nào có quy mô đáng kể, chỉ có một số hộ gia đình tại huyện Hữu Lũng, huyện Đình Lập có kinh doanh trồng một số cây dược liệu để xuất bán cho các cơ sở thu mua như: Đinh lăng, Ba kích, Địa liền, Củ mài...

Hằng năm, Hội Đông y tỉnh sử dụng tới 70% thuốc nam thu hái từ tự nhiên và trồng tại vườn để phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu vẫn còn một số khó khăn vì cùng với diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, số lượng cây dược liệu quý ngày càng ít đi. Vì thế, Hội Đông y mong ngành chức năng sẽ nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi đầu tư, quy hoạch tổng thể trong việc trồng cây dược liệu, mang lại lợi ích lâu dài, khuyến khích người dân, các hội viên đông y tích cực phát triển vườn thuốc nam.

Chủ tịch hội đông y Hoàng Quanh Minh, phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn, là người tâm huyết, gắn bó với y học cổ truyền, thổ lộ: Những năm gần đây, chỉ vì mưu sinh, nhiều người dân đã vào rừng khai thác cây dược liệu tràn lan, nhiều loại cây thuốc quý ngày càng cạn kiệt, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Mỗi lần cần cây thuốc để chữa bệnh cho người dân ông Hoàng Quang Minh phải lặn lội vào rừng sâu, tìm kiếm cây thuốc cả ngày. Để bảo tồn những loài cây thuốc quý hiếm, ông đã đến các khu rừng để tìm kiếm, sưu tầm đem cây thuốc về trồng trong vườn thuốc nam của trạm xá phường. Nhờ có vườn thuốc nam nên nhiều bệnh nhân đến khám bệnh là ông có thể hái ngay trong vườn chữa bệnh kịp thời cho bà con.

Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn Phan Lạc Hoài Thanh cho biết, việc tổ chức trồng, thu hoạch sản xuất, tiêu dùng dược liệu trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập Thời gian tới, ngành sẽ tích cực phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, ngăn chặn dược liệu giả, kém chất lượng xâm nhập vào nội địa. Đồng thời tham mưu, đề xuất giải pháp quản lý chất lượng dược liệu tốt hơn cũng như các biện pháp khuyến khích người dân trồng các dược liệu quý, bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý hiếm, góp phần đưa dược liệu thành thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương.

theo nhandan.com.vn

 

 

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm404
  • Hôm nay29,885
  • Tháng hiện tại156,447
  • Tổng lượt truy cập85,063,483
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây