Học tập đạo đức HCM

Bí quyết nuôi thủy cầm có lãi thời giá trứng rẻ

Thứ bảy - 04/11/2017 08:51
Nhờ nắm vững quy luật biến động của giá trứng thuỷ cầm trên thị trường, ông Phạm Văn Bạch đã điều chỉnh tỷ lệ nuôi đàn ngan, vịt sinh sản hợp lý trong gia trại để dễ dàng thu lời 100 triệu đồng/năm.

 

 
 
 
20-28-43_chn_nuoi_thuy_cm_qui_mo_gi_tri
Trang trại thủy cầm của ông Bạch

Gia đình ông Phạm Văn Bạch ở thôn Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam là hộ nông dân có bề dày kinh nghiệm chăn nuôi thuỷ cầm hàng chục năm. Chỉ với 1.600 con ngan, vịt đẻ, mỗi năm ông Bạch dễ dàng “bỏ ống” được trên 100 triệu đồng. Ngoài ra vợ chồng ông còn thường xuyên gieo cấy 5 sào lúa Bắc thơm 7 để có thóc ăn dư dả suốt năm.

Theo kinh nghiệm của ông Bạch, thị trường trứng ngan, vịt thường có quy luật, giá trứng vịt lên thì giá trứng ngan giảm, ngược lại giá trứng ngan lên thì giá trứng vịt lại giảm.

Cụ thể như nửa đầu năm nay, giá trứng vịt giảm xuống còn 1.500 - 1.600 đồng/quả, giá trứng ngan lại tăng tới 6.000 đồng/quả. Khi đó những người nuôi vịt đẻ giữ được hòa vốn đã là tốt, còn người nuôi ngan đẻ lại lãi có trên 2.000 đồng/quả trứng (khá cao).

Hiện tại giá trứng vịt đã tăng lên 2.300 - 2.500 đồng/quả, giá trứng ngan giảm còn dưới 4.000 đồng/quả. Lúc này người nuôi vịt đẻ được lãi 700 - 800 đồng/quả trứng, người nuôi ngan đẻ cơ bản là hòa vốn.

Do nắm vững được sự biến động của giá trứng thuỷ cầm, ông Bạch đã duy trì nuôi số lượng đàn vịt đẻ luôn gấp 2 lần số lượng đàn ngan đẻ. Nhờ 2 loại thủy cầm sinh sản này hỗ trợ giá trứng cho nhau, gia đình ông đã tránh được rủi ro thua lỗ khi giá trứng bấp bênh, ổn định nguồn thu nhập cao.

Ông Bạch cho biết, nuôi ngan vịt đẻ, nguồn thu từ bán trứng cơ bản chỉ đủ chi phí vật tư chăn nuôi và chọn lọc nuôi gối đàn được đủ lượng thủy cầm hậu bị. Nguồn lãi có thể “bỏ ống” được, chủ yếu là từ đàn ngan, vịt bố mẹ (không còn khả năng khai thác trứng kinh doanh hiệu quả) bán thanh lý, làm thịt thủy cầm thương phấm, giá trị ước trên 100 triệu đồng/1.600 con/1 năm (tùy loại).

Ngoài cách chăn nuôi ngan, vịt đẻ cho thu lợi dễ dàng như gia đình ông Bạch, người chăn nuôi thuỷ cầm sinh sản qui mô gia trại cũng có thể chỉ nuôi 1 loại, vịt đẻ hoặc ngan đẻ kết hợp đầu tư thêm máy ấp trứng, bán con giống hoặc trứng vịt lộn để tăng giá trị quả trứng, giảm thiểu rủi ro thua lỗ khi giá trứng bấp bênh.

Theo ông Bạch, để đảm bảo đàn ngan vịt đẻ nhiều, đẻ đều, người chăn nuôi nên chọn giống vịt siêu trứng và ngan Pháp R71SL. Tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi ngan vịt an toàn sinh học. Cho ăn đầy đủ. Nên chọn mua cám công nghiệp Cargill chuyên cho ngan vịt đẻ. Thay thế kịp thời các con ngan vịt có biểu hiện kém ăn, gầy yếu, đẻ ít....

Yêu cầu con giống nuôi hậu bị phải có chân cao, mình trường, cổ dài, mắt sáng, đi lại nhanh nhẹn, không khuyết tật (khoèo chân, hở rốn, chân khô), có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống.

Thông thường vịt nuôi hậu bị sau 4 tháng đã bắt đầu đẻ, chu kỳ khai thác trứng kinh doanh từ 17 - 18 tháng. Ngan giống hậu bị sau nuôi 6 tháng mới bắt đầu đẻ, chu kỳ khai thác trứng kinh doanh 7 - 8 tháng. Hết chu kỳ khai thác trứng kinh doanh của ngan vịt bố mẹ, cần thay mới bằng con giống nuôi hậu bị.

Ngoài ra, để lưu giữ được thương lái đến bao tiêu trứng tại gia đình, người nuôi thuỷ cầm sinh sản cần đảm bảo đủ tỷ lệ nuôi 1 ngan đực/3 - 4 ngan cái, và 1 vịt đực/8 - 9 vịt cái, để các loại trứng trước khi xuất chuồng đều đã được phối giống đầy đủ.

Bằng cách chăn nuôi này đàn ngan vịt của gia đình ông Bạch luôn đạt tỷ lệ đẻ tối đa (95% với vịt, 70% với ngan), đẻ đều 26 - 28 trứng/con, và luôn được thương lái hợp đồng thu mua hết.

"Gia đình ông Phạm Văn Bạch là một trong số các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương. Cách nuôi ngan, vịt cho thu nhập bền vững của ông đang là động lực thúc đẩy phát triển nuôi thuỷ cầm gia trại trên địa bàn", ông Bùi Văn Nguyên, Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Yên Bắc.
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập275
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm273
  • Hôm nay23,630
  • Tháng hiện tại1,174,960
  • Tổng lượt truy cập88,530,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây