Học tập đạo đức HCM

Bí xanh Cẩm Bình: Chờ "cửa" vào siêu thị, người trồng tìm thương lái thu mua

Chủ nhật - 20/05/2018 03:54
Trong khi chờ kết quả việc dán tem truy xuất, chứng nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ để đưa hàng vào siêu thị, người trồng rau Cẩm Bình (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã sớm lo tìm đầu ra cho hàng trăm tấn bí xanh đang vào mùa thu hoạch rộ.
 

bi xanh cam binh cho cua vao sieu thi nguoi trong tim thuong lai thu muaThay vì sản xuất nhiều sản phẩm trong một khu vườn, người trồng rau Cẩm Bình đã tập trung số lượng lớn cho cây bí xanh trong vụ xuân này.

Năm 2018, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh phối hợp với xã Cẩm Bình thực hiện việc xây dựng vùng sản xuất hữu cơ gắn với dán tem truy xuất sản phẩm cho bí xanh và gạo Cẩm Bình. Xem đây là cơ hội để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, xã tập trung chỉ đạo nhân rộng diện tích sản xuất theo quy trình hữu cơ.

Theo đó, đối với sản phẩm kinh tế vườn là bí xanh - từ 2 đơn vị đi đầu là Tân An và Bình Minh, đến nay toàn xã đã có 7 thôn/tổng số 11 thôn tham gia sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ.

bi xanh cam binh cho cua vao sieu thi nguoi trong tim thuong lai thu muaTheo ước tính, năm nay toàn xã Cẩm Bình có hàng trăm tấn bí xanh bán ra thị trường

Chuyển động đầu tiên trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu là việc người dân thay vì sản xuất nhiều sản phẩm trong một khu vườn, nay đã tập trung số lượng lớn cho cây bí xanh để tạo lợi thế trong khâu tiêu thụ.

Thôn trưởng thôn Tân An - Nguyễn Xuân Tòng cho biết, năm nay, ngoài các hộ làm vườn mẫu, nhiều hộ khác cũng đã tăng diện tích trồng bí lên đáng kể. Dự kiến sản lượng bí xanh của thôn tăng gấp 3 lần so với năm ngoái.

bi xanh cam binh cho cua vao sieu thi nguoi trong tim thuong lai thu muaGắn với các chương trình chỉ đạo xây dựng vườn mẫu, phát triển kinh tế vườn, lãnh đạo xã Cẩm Bình giám sát quy trình sản xuất hữu cơ của các hộ trồng bí.

Thực hiện các yêu cầu để được dán tem truy xuất và công nhận sản xuất theo quy trình hữu cơ, các tổ sản xuất vườn hộ được xây dựng để thực hiện vai trò giám sát lẫn nhau trong việc tuân thủ quy trình sản xuất.

Ông Trịnh Văn Châu - thôn Tân An cho biết, cùng với sử dụng các sản phẩm truyền thống, tự chế để phòng trừ sâu bệnh (rắc vôi, sử dụng phân vi sinh, phân chuồng, phun hỗn hợp tỏi, ớt, gừng), các tổ sản xuất nhắc nhở, hướng dẫn và giám sát thành viên sử dụng các dòng thuốc sinh học, thân thiện với môi trường.

Mong muốn xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm vào siêu thị và các chuỗi cửa hàng để tiêu thụ ổn định, tuy nhiên, người trồng rau Cẩm Bình cho rằng, bước đi này còn dài và họ chưa dám đặt nhiều hi vọng về cơ hội tiêu thụ số lượng lớn và ổn định cho sản phẩm ngay khi được dán tem truy xuất.

bi xanh cam binh cho cua vao sieu thi nguoi trong tim thuong lai thu muaAnh Võ Văn Ý đã sớm chủ động liên hệ với các thương lái không chỉ thu mua cho gần 5 tấn bí của gia đình mà còn tiêu thụ người trồng bí trong toàn xã.

Trước khi chờ đợi cơ hội có đầu ra ổn định cho sản phẩm, cùng với sự hỗ trợ của xã, người trồng bí xanh đã sớm kết nối với các thương lái thu mua ở miền Bắc.

Anh Võ Văn Ý - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất rau hữu cơ thôn Bình Minh cho biết: "Năm nay sản lượng bí tăng rất lớn, vì vậy khi sản phẩm mới bắt đầu đậu quả, chúng tôi đã chủ động liên hệ với các xe buôn lớn ở miền Bắc đặt vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Điều mừng là thị trường nói chung thuận lợi, hiện miền Bắc đang đại trà thu hoạch. Chừng khoảng 10 ngày nữa, chờ sản phẩm được giá hơn, chúng tôi sẽ gọi các xe phân khối lớn về thu mua tại Cẩm Bình".

bi xanh cam binh cho cua vao sieu thi nguoi trong tim thuong lai thu muaÔng Nguyễn Văn Trung thu hoạch bí, cất trữ ở nơi thoáng mát chờ xe thương lái về thu mua.

Với 5.000 m2 đất vườn, vụ rau này, ông Nguyễn Văn Trung - thôn Tân An dành phần lớn diện tích trồng bí, dự kiến sản lượng sẽ đạt hơn 5 tấn.

Ông Trung cho biết, hiện gia đình đang thu hoạch lứa đầu xếp để cất sẵn ở nơi thoáng mát chờ xe thương lái về thu mua. Dù giá bán thấp hơn so với bán tại chợ, nhưng với số lượng lớn người trồng bí cũng có thu nhập khá (trên 10 triệu đồng/sào). Với số lượng sản phẩm như vậy, nếu đi chợ bán nhỏ lẻ thì hết sức vất vả và bấp bênh. Hy vọng về lâu dài, khi có tem truy xuất, sản phẩm được chứng nhận đạt chất lượng trên thị trường, những người trồng rau như ông sẽ yên tâm hơn trong khâu tiêu thụ.

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm195
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,556
  • Tổng lượt truy cập92,579,220
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây