Học tập đạo đức HCM

Bỏ mía, cải tạo đất ngập úng, trồng bưởi VietGAP, lãi hơn nửa tỷ/năm

Thứ sáu - 24/11/2017 07:13
Sau nhiều năm miệt mài phá bỏ cây mía, cải tạo và canh tác vườn bưởi, anh Ngô Văn Sơn hiện đang sở hữu khối tài sản khổng lồ ước tính lên đến 40 tỷ đồng.

 

 bo mia, cai tao dat ngap ung, trong buoi vietgap, lai hon nua ty/nam hinh anh 1

Mô hình trồng bưởi VietGAP phải đầu tư chi phí cao nhưng bền vững. Ảnh: T.V

Xuất thân từ một gia đình canh tác mía lâu đời, nhưng anh Ngô Văn Sơn (sinh năm 1971, ngụ xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) lại thành công với việc trồng bưởi.

Gian nan bỏ mía trồng bưởi

Do nhiều năm liền giá đường xuống thê thảm, người dân trong vùng một số phá mía trồng lúa, số còn lại chuyển sang trồng loại cây khác nên hết nguồn nguyên liệu cung cấp, gia đình anh Sơn đành đóng cửa nhà máy đường.

Năm 1999, trên diện tích mía cũ của gia đình, anh Sơn bắt đầu trồng thử 300 gốc bưởi Tân Triều. Nhìn các gốc bưởi đang xanh tốt lớn lên từng ngày, anh vui như mở hội. Thế nhưng, địa thế Tân Triều là vùng trũng nên hết sức ngặt nghèo, sau một trận mưa lớn, đất đai bị ngập úng, hơn 2/3 gốc bị chết.

Quyết tâm với cây bưởi, anh Sơn tiếp tục vay mượn mua thêm giống mới, chiết cây để trồng. Vậy mà, ông trời như thử thách con người, hết lần này đến lần khác, vườn bưởi cứ lặp lại điệp khúc chết cũ trồng mới. Mất gần 7 năm gắn bó, vườn bưởi mới bắt  đầu đem lại những trái ngọt cho gia đình anh.

Anh Sơn nhớ lại: “Lúc đó, tôi nói đi trồng bưởi và sẽ làm chòi ở trong này để tiện chăm sóc, ba mẹ phản đối hết sức quyết liệt. Cả nhà cho rằng, ở một mình trong này, đêm hôm có chuyện gì xảy ra, thì biết kêu ai. Ngoài ra, trồng bưởi chưa chắc đem lại năng suất nên về ở nhà cho an toàn”.

Bất chấp sự ngăn cản của người thân, anh Sơn nài nỉ để được ở lại trong vườn. Mặc hai mùa nắng mưa, anh Sơn chăm bưởi, tỉa cành, đào mương thoát nước... Đến 2007, nhìn những quả bưởi đầu tiên thành hình, anh vui mừng khôn tả. “Mùa bưởi đó, cầm 38 triệu đồng từ việc bán bưởi, tôi biết rằng, những ngày tháng cơ cực đã ở lại sau lưng” - anh Sơn nói.

Hiểu nguồn nước ngọt là sự sống còn của cây bưởi, bằng số tiền tận thu được trong mùa bưởi đầu tiên, anh gom tất cả để thuê nhân công cải tạo đường ống dẫn nước từ sông vào đến vườn. Thật bất ngờ, mùa bưởi 2008 anh thu được “trái ngọt” lên tới 600 triệu đồng.

 bo mia, cai tao dat ngap ung, trong buoi vietgap, lai hon nua ty/nam hinh anh 2

Vườn bưởi trĩu quả của anh Ngô Văn Sơn. Ảnh: T.V

Kiên trì làm thương hiệu sạch

Hiện tại anh Sơn đã có vườn bưởi rộng hơn 2ha với 700 gốc đang trong thời kỳ cho trái.  Nhẩm tính theo con số thị trường, tổng tài sản của anh có được gần 40 tỷ đồng.

Không như nhiều hộ trồng bưởi trong vùng Tân Triều, anh Ngô Văn Sơn là một trong những người đầu tiên trồng bưởi theo mô hình bền vững VietGAP. Năm 2012, khi có chủ trương thực hiện nông sản sạch, sau 3 tháng học sơ cấp, anh Sơn mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua các trang thiết bị cơ giới như máy cày, máy chở phân, máy cuốc… Đặc biệt, anh không ngại bỏ chi phí lắp đặt hệ thống phun tưới trên cao cho vườn bưởi. Ngoài ra, anh còn xuống tận các tỉnh Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Long... để học tập các mô hình sản xuất thành công của nông dân miền Tây.

Anh Sơn chia sẻ, trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP cực hơn nhiều lần và phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ khâu vườn trại đến thu hoạch. Các hộ gia đình xung quanh thắc mắc, bảo anh làm chi cho cực vậy, có lợi lộc hơn gì đâu. Tuy nhiên, vì muốn đưa thương hiệu bưởi Tân Triều phát triển bền vững, anh kiên quyết làm tới cùng.

Nói về kinh nghiệm trồng bưởi, anh Sơn cho biết, cây bưởi ở vùng đất này đơm hoa kết trái nhiều lần/ mỗi năm. Tuy nhiên, với những người trồng chuyên nghiệp và có hướng đi lâu dài thì không nên để ra trái nhiều lần. Vì như thế, cây bưởi nhanh già, trái bưởi nhỏ và chất lượng thấp.

“Sau mùa thu hoạch tháng Giêng thì bắt đầu vào chăm sóc cây, chủ yếu là tỉa cành, bón phân… Nếu phát hiện những cây bưởi ra bông thì phải vặt trụi chứ không để. Nhẩm tính chỉ còn 1 mùa thì là lúc tập trung cho khâu ra trái” - anh Sơn bộc bạch.

Hiện tại, vườn bưởi của anh Ngô Văn Sơn có 4 nhân công làm việc, thời gian cơ động theo mùa vụ, thu nhập mỗi tháng gần 5 triệu đồng/người. Khu vườn anh trồng 4 loại bưởi chính gồm bưởi da xanh, bưởi ổi, bưởi lá cam và bưởi đường. Mỗi năm trừ hết các chi phí, anh Sơn thu lãi được từ 500 đến 700 triệu đồng. 

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập229
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại851,944
  • Tổng lượt truy cập93,229,608
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây