Học tập đạo đức HCM

Cà phê Sơn La có mùi thơm như coca do kỹ thuật thu hái đặc trưng

Chủ nhật - 03/12/2017 18:15
Theo ông Nguyễn Xuân Tùng - Chủ nhiệm Hợp tác xã cà phê Bích Thao (Sơn La), càphê Sơn La ngon nhưng chưa có thương hiệu nên giá bán còn thấp. Ông tin rằng khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, cà phê Sơn La sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị sản phẩm.

 

 ca phe son la co mui thom nhu coca do ky thuat thu hai dac trung hinh anh 1

Người dân thu hoạch càphê ở Sơn La. Ảnh: Minh Anh

Kỹ thuật thu hái đặc trưng

Ngày 27/10 vừa qua, càphê Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trao chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Sơn La” cho sản phẩm cà phê. Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Sơn La là đơn vị quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Theo ông Nguyễn Xuân Tùng - Chủ nhiệm Hợp tác xã càphê Bích Thao (Sơn La), càphê Sơn La được sản xuất từ giống cà phê Arabica, hay còn gọi là càphê chè. Các sản phẩm được đưa ra thị trường là cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột. Đặc điểm dễ nhận thấy của cà phê Sơn La là sau khi pha, nước có màu nâu cánh gián, trong và có vị chua thanh, đắng nhẹ, hậu vị lâu.

“Nhiều người uống thích cà phê Sơn La bởi vị ngọt, mùi thơm như coca, hoặc có hương trái cây đặc trưng” - theo ông Tùng. Có được hương vị độc đáo này là do chế biến. “Cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được bóc hết thịt quả tươi, ngâm ủ rồi dùng nước đãi sạch hết thịt vỏ, rồi đem đi phơi khô bằng ánh nắng mặt trời. Việc làm khô bằng ánh nắng mặt trời, không sử dụng phương pháp sao, sấy khiến cho cà phê Sơn La lưu giữ lại được hoàn toàn hương vị tự nhiên” - ông Tùng cho biết.

Nói về kinh nghiệm của người dân trong quá trình canh tác để có sản phẩm đạt chất lượng cao, đồng đều, ông Nguyễn Xuân Tùng chia sẻ: “Người dân thường thu hoạch thủ công, chọn quả chín để hái chứ không tuốt cành. Đây là kỹ thuật khá đặc biệt so với nhiều vùng trồng càphê khác”.

Nguyên nhân khiến phương thức thu hoạch này được triển khai vì ở Sơn La, cây càphê thường được trồng ở vùng đồi, có độ dốc lớn, kích thước cây không lớn, vừa tầm người hái. Trái càphê sau khi thu hoạch về được chế biến ướt và phơi khô tự nhiên bằng ánh nắng mặt trời. Đây cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng và sự đồng đều của sản phẩm đầu ra.

Mong chỉ dẫn địa lý nâng cao thương hiệu

Là một trong những vùng trọng điểm càphê chè của cả nước, Sơn La đang cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 tấn mỗi năm. Tính đến tháng 9/2017, Sơn La có khoảng gần 13ha trồng càphê, tập trung ở 3 địa phương là thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và huyện Thuận Châu.

Hiện nay đã có nhiều hộ dân tại Sơn La ứng dụng mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân hòa tan theo công nghệ Israel cho cây càphê tại Chiềng Ban (Mai Sơn), Chiềng Cọ (thành phố Sơn La) và Phổng Lái (Thuận Châu) giúp cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, quả to, đều. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của hộ áp dụng hệ thống tưới tiêu này đạt 130 triệu đồng/ha/năm - tăng 30 triệu đồng với với các hộ không sử dụng công nghệ này.

Theo ông Hà Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở KH&CN Sơn La, với chất lượng ngon và hương vị đặc trưng, càphê Sơn La được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước châu Âu. Càphê đã trở thành cây thoát nghèo của nhiều hộ gia đình, với thu nhập bình quân từ 100-200 triệu đồng/năm.

Tuy vậy, đại diện Hợp tác xã càphê Bích Thao cho biết, dù ngon và được ưa chuộng nhưng do chưa có thương hiệu nên giá bán vẫn còn thấp. Ông dẫn chứng, với loại càphê nhân, sản phẩm của Sơn La có giá 70.000 đồng/kg, nhưng sản phẩm càphê của Cầu Đất (Lâm Đồng) được bán dao động khoảng 100.000 đồng/kg, dù chất lượng tương đương do càphê Cầu Đất đã có thương hiệu từ lâu còn sản phẩm càphê Sơn La chưa có thương hiệu.

“Tôi kỳ vọng việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý sẽ giúp càphê của Sơn La có đà để xây dựng thương hiệu từ đó nâng cao giá trị cho sản phẩm” - ông Tùng nói.

Để phát triển sản phẩm càphê Sơn La, hiện UBND tỉnh Sơn La đã phối hợp với Công ty cổ phần Phúc Sinh xây dựng Nhà máy càphê Phúc Sinh. Hiện nhà máy đã được khởi công xây dựng nhằm hình thành hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tạo ra sản phẩm càphê đạt chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhà máy có công suất 20.000 tấn quả tươi/ vụ, hệ thống xát và phân loại công suất 4.000 tấn càphê nhân/vụ.

Bên cạnh đó, Hiệp hội càphê Sơn La cũng được thành lập và là đơn vị phối hợp với doanh nghiệp triển khai các chương trình đưa sản phẩm vào siêu thị, giới thiệu càphê tại các gian hàng, trung tâm thương mại trên cả nước.

 
Theo danviet.vn
 Tags: sơn la

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập799
  • Hôm nay66,809
  • Tháng hiện tại802,919
  • Tổng lượt truy cập93,180,583
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây