Học tập đạo đức HCM

Cần thiết xây dựng trung tâm sản xuất tôm giống tại tỉnh

Thứ năm - 30/10/2014 03:56
- Nhu cầu tôm giống phục vụ sản xuất tại các địa phương tăng hàng năm; do đó, các địa phương cần có quy hoạch trong việc xây dựng các trung tâm tôm giống, tạo nguồn giống chất lượng, an toàn.

Thực tế cấp thiết

Ông Lê Tân Thới, Giám đốc Trung tâm sản xuất Giống thủy sản Trả Vinh cho biết, nhu cầu con giống rất lớn nhưng chất lượng khó kiểm soát. Nhiều cơ sở, thương lái nhập tôm giống từ ngoài tỉnh về, luôn né tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Số lượng tôm thẻ chân trắng thả nuôi được kiểm tra chỉ 34%. Trước nhu cầu trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp gấp rút triển khai chương trình quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung đến năm 2020. Theo đó, năm 2015 tỉnh sẽ sản xuất hơn 2,6 tỷ con giống tôm sú và TTCT, đáp ứng 53,1% nhu cầu thả nuôi; đến năm 2020, đáp ứng 96,4%.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cũng khẳng định: Toàn tỉnh Cà Mau mỗi năm cần 10 - 20 tỷ con tôm giống, việc kiểm soát chất lượng chỉ đạt 70%. Do đó, tỉnh đã xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng con giống”, đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ xây dựng 2 khu sản xuất giống tập trung, đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất; cung ứng 60% con giống chất lượng cho người nuôi tôm. Phấn đấu đến năm 2016 có 90% cơ sở sản xuất tôm giống trong quy hoạch; đến 2020 tỷ lệ này được nâng lên 100%. Phấn đấu 100% kỹ thuật viên tại cơ sở sản xuất tôm giống áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Đề án được triển khai thực hiện với tổng kinh phí trên 264 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách nhà nước trên 52%.

Theo nhiều người nuôi tôm, mỗi khi vào vụ nuôi, dù đã liên hệ với trại nhưng phải mất 10 - 15 ngày mới nhận được con giống. Những thất thoát về số lượng bị ảnh hưởng đáng kể do khoảng cách xa… Do đó, nếu tại địa phương có thể tự cung cấp nguồn tôm giống thì người nuôi sẽ thuận lợi đủ đường.

Các doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong nước chỉ đáp ứng 30% nhu cầu nuôi - Ảnh: Huỳnh Lâm

 

Giải pháp

Nhìn chung, khó khăn hiện nay tại các địa phương trong triển khai xây dựng trung tâm giống là tình trạng huy động nguồn vốn, áp dụng công nghệ hiện đại… Do đó, khi mỗi dự án được triển khai, cần sớm khắc phục khó khăn, tập trung nguồn lực cho nghiên cứu, tạo mối liên liên kết với nhà đầu tư.

Tại Trà Vinh, khó khăn trong triển khai quy hoạch vùng sản xuất là việc nghiên cứu chưa được ứng dụng sâu rộng, kinh phí còn hạn chế… Để tháo gỡ, Trung tâm Giống thủy sản Trà Vinh đang cùng Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện đề tài sản xuất giống TTCT trong tỉnh. Sau khi thử nghiệm thành công sẽ chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất. Ông Lê Tân Thới cho biết, tỉnh sẽ ưu tiên khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thực hiện; cấp đàn tôm giống bố mẹ sạch; chi phí kiểm tra, kiểm dịch; hỗ trợ cán bộ chuyên môn về kỹ thuật…

Theo ông Châu Công Bằng, Cà Mau cần tập trung vào việc ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ Đề án nâng cao chất lượng tôm giống; trong đó ưu tiên nguồn vốn, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên trách, phân cấp quản lý chất lượng tôm giống tại các địa phương, từng bước quản lý tôm giống theo cộng đồng, kiểm tra xử lý đối với những cơ sở sản xuất chưa đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y, nâng cấp các trại sản xuất kinh doanh tôm giống theo quy định của ngành. 

>> Để đáp ứng tình hình sản xuất hiện tại, các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát chất lượng con giống, sử dụng con giống an toàn, đáp ứng sự phát triển nghề nuôi tôm bền vững…

Kim Phượng 

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm401
  • Hôm nay30,890
  • Tháng hiện tại157,452
  • Tổng lượt truy cập85,064,488
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây