Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi nhỏ lẻ đang “chết gần hết”

Thứ hai - 06/07/2015 21:22
Chủ trang trại Trần Minh Phương ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai từng có đàn gà hơn 2.000 con, nhưng từ năm 2014, anh đã treo chuồng và bỏ nghề chăn nuôi.

“Dẹp đàn, kiếm nghề khác làm... cho khỏe”

Nói về nguyên nhân phải dẹp đàn, anh Phương cho biết, do nuôi gà gặp dịch bệnh nhiều, giá thành sản xuất cao, không cạnh tranh nổi với gà nhập khẩu, gia đình anh bị lỗ vốn triền miên.

 “Mình nuôi mỗi con gà chi phí hết 29.000 – 30.000 đồng/kg gà nguyên con còn sống bắt tại chuồng. Thương lái mua xong giết mổ, làm sạch, vận chuyển bán ra thị trường giá 42.000 – 43.000 đồng/kg. Trong khi đó gà nhập khẩu về chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg. Giá gà nhập khẩu rẻ thế, nên hầu hết các hàng quán, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp đều dùng gà ngoại nhập, bỏ gà nội. Chưa gì mà mình đã mất thị trường trong nước như thế, đến khi ký kết TPP, thuế suất nhập khẩu giảm còn 0% thì mình lấy gì mà cạnh tranh cho lại? Thôi dẹp đàn, kiếm nghề khác làm... cho khỏe” – anh Phương ngậm ngùi chia sẻ.

 

Chan nuoi nho le dang “chet gan het”

Chăn nuôi nông hộ sẽ không thể tồn tại, nếu không cùng nhau liên kết lại thành hợp tác xã để sản xuất với quy mô lớn. Trong ảnh là một nông hộ nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAHP tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Thuế suất nhập khẩu các mặt hàng thịt vào Việt Nam mà anh Phương nói đến,  hiện nay còn ở mức tương đối cao. Chẳng hạn thuế thịt bò nhập khẩu từ 14–30%; thuế nhập khẩu thịt lợn từ 15–25%; thuế nhập khẩu thịt gà từ 15- 40% tùy loại; thuế đánh vào các loại thịt khác cũng từ 5% trở lên. Tuy nhiên trong thời gian tới có thể hàng rào bảo hộ trên sẽ không còn, khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định TPP. Đến lúc đó, dự kiến các mức thuế nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu vào nước ta sẽ bằng 0%. Thịt nhập khẩu từ Mỹ, Úc – những nước có nền chăn nuôi khổng lồ trong TPP sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam. Anh Phương cho rằng, lúc đó không chỉ người chăn nuôi nhỏ như anh phải dẹp đàn, mà các trang trại lớn hơn cũng khó tránh khỏi cảnh lao đao. 

Những “con kiến” đơn lẻ

Tương tự, nông dân Võ Hữu Chín ở thị xã Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) cũng đã treo chuồng từ hơn một năm nay. Trước đây anh có đàn heo 50 con nái, 400 con heo thịt, nhưng dịch bệnh liên miên, giá rớt lên rớt xuống, lại bị thương lái ép giá, cạnh tranh không nổi với lợn của các công ty nước ngoài nên anh đành treo chuồng, bỏ nghề, chuyển qua làm đại lý cung ứng thức ăn chăn nuôi.

 

Nông dân Võ Hữu Chín (thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh).

  Con heo tôi nuôi giá thành khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg, trong khi các công ty nước ngoài như CP, Japfa  nuôi chỉ có giá thành 39.000 đồng/kg thì hỏi sao mình cạnh tranh nổi mà không phá sản? 
“Mình thì bé như con kiến, trong khi các doanh nghiệp ngoại thì nguồn lực, tiền bạc dồi dào, lại có công nghệ cao. Họ có cả một hệ thống từ con giống, nhà máy thức ăn đến lò giết mổ, hệ thống phân phối thành một chuỗi khép kín. Chính vì thế giá thành chăn nuôi của họ luôn thấp hơn mình. Như con heo tôi nuôi giá thành khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg trong khi các công ty CP (C-haroen Pokphand Group, một tập đoàn lớn của Thái Lan, có đại diện tại Việt Nam), Japfa (một công ty Indonesia liên doanh với Hà Lan) nuôi chỉ có 39.000 đồng/kg thì hỏisao mình cạnh tranh lại mà không phá sản?”  - anh Chín giải thích.

Hiện ở khu vực Đông Nam Bộ, khu vực được coi là thủ phủ chăn nuôi của Việt Nam, nếu khoảng 10 năm trước, số lượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 80 - 85%, trang trại lớn chiếm 15 - 20%, thì ngày nay, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã “chết” gần hết, chỉ trang trại lớn còn tồn tại. “Với con heo, thời gian gần đây giá cả tốt, bà con mới rục rịch tái đàn, còn với con gà thì gần như chết hết. Nông hộ nào tồn tại được cũng đã trở thành trại nuôi gia công cho các công ty nước ngoài” – ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phản ánh thực trạng khắc nghiệt, điều mà ông dù không muốn cũng phải nhìn nhận.
 

Nguồn: trang trại việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay64,389
  • Tháng hiện tại895,116
  • Tổng lượt truy cập92,068,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây