“Tiếp sức cho nông sản an toàn thông qua đẩy mạnh xúc tiến thương mại và kết nối cung - cầu” là nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận tại “Hội nghị kết nối cung cầu giữa các địa phương, nhà sản xuất với các doanh nghiệp phân phối nông sản, thực phẩm tại Hà Nội” do Bộ NN&PTNT tổ chức hôm nay (22/12) tại Hà Nội.
Hiện nay, cả nước có khoảng 700 chuỗi cung ứng nông sản an toàn triển khai ở 50 tỉnh, thành phố trên cả nước với sản phẩm chủ yếu là rau, quả, chè, thịt trứng, gạo và thủy sản các loại…Tuy nhiên so với nhu cầu tiêu dùng, nông sản thực phẩm an toàn vẫn chưa đa dạng về chủng loại, còn thiếu các địa chỉ cung ứng nên người tiêu dùng chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận.
Tại hội nghị, bà Vũ Thị Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại cần có thêm các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp Tốt - VietGap, Global Gap; tăng cường kết nối các doanh nghiệp với các địa phương, đơn vị cơ sở sản xuất và nông dân trong chuỗi sản xuất an toàn.
Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối cung cầu để thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn. |
“Muốn đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại sản phẩm đòi hỏi phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận. Trong quá trình làm việc, khi doanh nghiệp tiếp xúc với các hộ sản xuất hầu hết đều không hiểu rõ phải có giấy chứng nhận khi tiếp cận thị trường Hà Nội nói riêng, thị trường cả nước nói riêng nên gặp nhiều khó khăn khi kết nối tiêu thụ sản phẩm”, ông Nam lấy làm tiếc.
Theo ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam, ngành nông nghiệp có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu với giá trị hơn 1 tỉ USD, xếp vị trí cao trên thế giới nhưng khâu chế biến và phát triển thị trường còn yếu và thiếu.
Để tháo gỡ khó khăn và tiếp sức cho nông sản an toàn, vai trò của chính quyền các địa phương là rất quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với nông dân và các cơ sở sản xuất nông sản an toàn. Việc thúc đẩy kết nối tiêu dùng nông sản, thực phẩm sạch không những giúp nâng cao giá trị mà còn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu và hội nhập của ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới hiện nay.
“Sản xuất nông sản an toàn cần hướng đến những gì thị trường cần, không phải bán cái mà chúng ta có. Trung tâm sẽ tiến hành các hội nghị trong và ngoài nước để kết nối cung cầu nông sản an toàn, lồng ghép các chương trình xúc tiến thương mại, giao thương giữa các nhà sản xuất – nhà phân phối để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, ông Hồ bày tỏ./.
Theo Minh Long/vov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã