Học tập đạo đức HCM

Có của ăn của để nhờ nuôi đàn dê ré

Thứ năm - 19/04/2018 19:24
5 năm trở lại đây, nhờ nuôi dê ré (dê cỏ), gia đình ông Nguyễn Công Tân (thôn Cầu Đền, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) có của ăn của để.

Có vườn đồi rộng nhưng trước kia vợ chồng ông Tân chỉ nuôi lợn và thả gà. Mấy năm gần đây, giá lợn hơi thường xuyên xuống thấp, gà hay mắc bệnh nên khó chăn nuôi. Năm 2013, gia đình ông Tân loay hoay tìm hướng chăn nuôi mới thì thấy trên truyền hình giới thiệu nghề nuôi dê  ré ở tỉnh Hòa Bình có hiệu quả kinh tế cao.

 co cua an cua de nho nuoi dan de re hinh anh 1

 Ông Nguyễn Công Tâm đang chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: H.P

Ông Tân tìm hiểu thêm thông tin, thấy giống dê này khá phù hợp với vùng đồi Lục Ngạn nên quyết định lựa chọn chăn nuôi. Ban đầu, gia đình bỏ ra hơn 10 triệu đồng mua chục con dê giống. Vợ chồng ông ngày đêm chăm sóc cẩn thận, đàn dê khỏe mạnh, nhanh lớn. Thời điểm nhiều nhất, đàn dê lên tới cả trăm con. Thông thường ông Tân duy trì đàn dê khoảng 60 con. Ông Tân cho hay, gia đình vừa bán 30 con dê thương phẩm giá 120.000 đồng/kg, thu 78 triệu đồng.

Theo ông Tân, nuôi dê ré không tốn nhiều công chăm sóc. Nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ và lá cây. Mỗi năm, 1 con dê cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Dê xuất chuồng sau nuôi 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 20kg, bình quân mỗi con cho lãi khoảng 3,5 triệu đồng. Hai năm trở lại đây, gia đình ông thu hơn 100 triệu đồng mỗi năm từ đàn dê.

Thấy vậy, nhiều gia đình ở thôn Cầu Đền cũng đã chuyển sang nuôi dê, thu lợi nhuận khá. Ông Tân nhiệt tình cung cấp con giống, hướng dẫn bà con trong thôn kinh nghiệm chăn nuôi.

Ông Phan Bồi Tam - Trưởng thôn Cầu Đền cho biết, từ hiệu quả mô hình nuôi dê ré của gia ông Tân, đến nay trong thôn có 20 hộ phát triển đàn dê ré. Nhiều hộ có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm như gia đình các ông Bành Văn Nhất, Đinh Văn Kim...

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập250
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm243
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,583
  • Tổng lượt truy cập90,258,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây