Học tập đạo đức HCM

“Có như không” khung pháp lý an toàn thực phẩm

Thứ tư - 27/06/2012 15:12
Tại Diễn đàn Điều phối thưòng niên về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP) "Phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn ở Việt Nam" được Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 26-6 tại Hà Nội nhiều đại biểu tham dự đã nhấn mạnh đến tính “có như không” của các văn bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý ATTP.

 

Với hai Luật và 17 văn bản hướng dẫn thi hành đang được áp dụng song tình trạng ngộ độc thực phẩm, sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP, chứa nhiều chất độc hại… tràn lan như hiện nay.

 

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục ATVSTP (Bộ Y tế), trong năm tháng đầu năm 2012, cả nước có 49 vụ ngộ độc với 1.711 người, trong đó 1.330 người phải đi viện, 13 người tử vong. Phần lớn là các vụ ngộ độc tập thể và do thực phẩm nhiễm vi sinh vật như vụ ngộ tại bản Hùn (xã Chiềng Cọ, TP.Sơn La), ở Công ty Dream MeKong (Tiền Giang), Công ty Free Well (Bình Dương), tiệc cưới tại xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, (Lâm Đồng)… Cùng với đó là những vụ bắt giữ hàng tấn thực phẩm hôi thối, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều đáng nói là khi phát hiện báo chí đăng tải ầm ầm, dân tình bức xúc và hàng loạt khuyến cáo được đưa ra nhưng việc xử phạt chẳng khác gì “ném đá ao bèo”. Do đó, vụ này vừa bị bắt đã có ngay vụ khác, thậm chí qui mô “hoành tráng” hơn… Khi mà lợi nhuận thu được từ hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán thực phẩm kém chất lượng đem lại nhiều hơn so với mức xử phạt thì các văn bản pháp lý cũng trở nên “yếu thế”.

 

Xu hướng mới hiện nay là xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn " từ trang trại đến bàn ăn". Đây đang được xem là một giải pháp có tính đột phá và bền vững để quản lý tốt chất lượng, bảo đảm ATTP, đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng. Tuy nhiên vấn đề này tại Việt Nam vẫn còn mới, nhiều khó khăn và thách thức. Một trong số đó chính là cần “lấp” các “lỗ hổng” trong khung pháp lý về ATTP hiện hành, góp phần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn.

Theo Vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay26,453
  • Tháng hiện tại1,402,762
  • Tổng lượt truy cập100,458,956
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây