Học tập đạo đức HCM

Công chức về quê... nuôi lợn

Thứ năm - 28/02/2013 19:31
Anh là Phạm Đồng Quê (sinh năm 1979), ông chủ trang trại nuôi lợn ở thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).

Quê đã tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, sau đó đi học thêm ngành Viễn thông, làm công chức nhà nước - công việc mà biết bao người mơ ước. Song, hình ảnh quê nghèo luôn làm nặng lòng chàng trai trẻ phải làm gì đó cho quê hương.

Năm 2011 được sự ủng hộ của gia đình, đặc biệt là người bạn đời, anh quyết định bỏ công chức về quê… nuôi lợn. "Ngày nhận 1 ha đất xã giao để làm trang trại, tôi hăng hái lắm. Nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy khó vì không có vốn. Nhiều đêm tôi thức trắng tính toán đường đi, nước bước của mình" - anh Quê tâm sự.

Anh Phạm Đồng Quê.

Trang trại của anh ra đời đúng vào thời điểm tỉnh Thanh Hóa có cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại (100 triệu đồng/trang trại). Huyện Nga Sơn cũng có chính sách khuyến khích người dân xây dựng trang trại, với mức hỗ trợ 300 triệu đồng/ha.

Nắm được cơ hội này, anh vay mượn bạn bè, người thân và dồn hết vốn liếng tích cóp của mình, đầu tư xây dựng trang trại nuôi thương phẩm và lợn hậu bị công nghiệp. Với khoảng 2 tỷ đồng vốn, anh xây hai khu chuồng trại, mỗi chuồng nuôi từ 600-800 con lợn/lứa. Trang trại của anh được xây dựng theo mô hình khép kín với hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ biogas phủ bạt, sức chứa hơn 1.200m3.

Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh tâm sự: "Mỗi năm, hai khu chuồng này xuất bốn đợt, mỗi đợt khoảng 50-60 tấn lợn thương phẩm, chưa kể lợn hậu bị. Trừ hết chi phí đi, tôi lãi khoảng 100 triệu đồng/đợt".

Để chăm sớc đàn lợn, anh phải thuê 4 lao động thường xuyên, lương 3 triệu đồng/người/tháng, chi phí ăn ở, chủ trang trại bao cấp. Thời điểm lợn chuẩn bị xuất chuồng, anh phải thuê thêm hơn chục lao động. Anh đang có kế hoạch mở rộng trang trại để tạo thêm công ăn, việc làm cho thanh niên và lao động quê mình.

Nguồn:danviet.vn
Phan Thăm sưu tầm

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay27,954
  • Tháng hiện tại206,521
  • Tổng lượt truy cập90,269,914
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây