Học tập đạo đức HCM

Cùng nhau bảo tồn động vật hoang dã

Thứ tư - 31/01/2018 03:15
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (Tiên Dược, Sóc Sơn) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của UBND thành phố.

Chức năng chính của Trung tâm là tổ chức cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan học tập; quan hệ trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp các động vật hoang dã thế hệ sau (F2).

Gấu được nuôi tại Trung tâm.

Từ khi thành lập tới nay, Trung tâm luôn tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự hợp lý; thường xuyên tu sửa, chuẩn bị chuồng trại, vật tư thuốc men, thức ăn động vật; triển khai bồi dưỡng chuyên môn cho CBCNV nhằm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng kịp thời các vụ tiếp nhận động vật hoang dã do các cơ quan chức năng bàn giao bất cứ lúc nào. Năm 2017, Trung tâm đã tiếp nhận 68 vụ do các cơ quan chức năng thu giữ chuyển về với 1.336 cá thể động vật hoang dã và 56,1kg rắn các loại; trong đó, động vật hoang dã còn sống là 1.279 cá thể.

Cá thể trăn do trung tâm tiếp nhận.

Công tác phòng trị bệnh cho động vật hoang dã được triển khai đúng quy trình kỹ thuật, với 17 đợt tiêm vắc xin và tẩy giun sán cho 845 cá thể, điều trị 98 đợt cho 360 lượt cá thể gồm hổ, mèo rừng, gấu ngựa,... 

Trong việc chuyển giao động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Trung tâm đã chuyển giao 5 đợt với 89 cá thể động vật còn sống cho Vườn Quốc gia Cúc phương và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; chuyển giao động vật hoang dã chết 02 đợt với 44 cá thể cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Tổ chức 02 đợt tái thả động vật về môi trường tự nhiên với 85 cá thể cho Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) và Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An); tiến hành tiêu hủy các động vật chết và các động vật có tính chất xâm hại theo đúng quy trình, quy định của nhà nước đề ra. 

Nhiều loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

Cũng trong thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn động vật hoang dã đối với các loài nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ tiệt chủng cao như (hổ, gấu, vượn đen má trắng, chim hồng hoàng,...) thì việc hợp tác với một số tổ chức quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ và làm giàu phúc lợi cho động vật và công tác thú y cũng được trung tâm coi trọng.

Cán bộ Trung tâm kiểm tra sức khỏe của cá thể hổ.

Ông Ngô Bá Oanh, Giám đốc Trung tâm cho biết: Trung tâm thường tiếp nhận các động vật hoang dã do các cơ quan chức năng thu bắt của các đơn vị, cá nhân buôn bán, chăn nuôi bất hợp pháp; bên cạnh đó, việc tiếp nhận còn được thực hiện từ phía các cá nhân, tổ chức tiến hành bàn giao động vật hoang dã một cách tự nguyện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn như: việc xử lý đối với các vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các loài động vật hoang dã của các cơ quan chức năng thường kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cứu hộ; mặt khác, động vật hoang dã bị bắt giữ do buôn bán trái phép luôn có nguy cơ lây nhiễm, lây bệnh rất cao, thậm chí còn lây sang cả người; hiện nay, số lượng động vật hoang dã đang cứu hộ, bảo tồn tại trung tâm thường xuyên bị quá tải so với cơ sở vật chất của đơn vị. 

Những trăn trở của ông Oanh là hoàn toàn có cơ sở. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng khi tiến hành xử lý các vụ việc liên quan đến động vật hoang dã bị bắt nên gắn với quy định về thời gian; đồng thời mọi người hãy hiểu đúng chức năng nhiệm vụ của trung tâm để cùng nhau cứu hộ động vật hoang dã được tốt hơn.

Đình Hợi/kinhtenongthon.com.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay27,939
  • Tháng hiện tại206,506
  • Tổng lượt truy cập90,269,899
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây