Học tập đạo đức HCM

Đầu tư theo hướng nào?

Thứ ba - 16/04/2013 20:19
Báo NTNN số 90, 91 phản ánh về thực trạng xây dựng trung tâm dạy nghề dàn trải, lãng phí. Từ góc độ địa phương, rất nhiều ý kiến đưa ra nhằm xây dựng chính sách phù hợp hơn.
Ông Châu Hồng Thái - Phó Giám đốc sở LĐTBXH Cần Thơ: Không nên đầu tư dàn trải

TP.Cần Thơ không chỉ đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở địa phương mà con đào tạo cho nông dân trong cả khu vực. Hiện tại, TP.Cần Thơ có 62 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp... đăng ký hoạt động dạy nghề.

Dạy nghề cơ khí cho nông dân ở Yên Thành (Nghệ An).

Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề khoảng 30.000 - 34.000 học viên/năm. Vì thế, nếu xây dựng mỗi huyện một trung tâm dạy nghề sẽ thừa và không cạnh tranh được với các cơ sở đã có trên địa bàn. Vì thế, chúng tôi quy hoạch rõ ràng nơi nào cần mới đầu tư, và đầu tư thích đáng để có thể hoạt động hiệu quả. Chẳng hạn như Thới Lai là huyện vùng sâu, nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nghèo ở nông thôn tương đối lớn. Năm 2010, trung tâm đào tạo nghề của huyện đã được nâng lên thành trường trung cấp nghề để đáp ứng nhu cầu của người học. Trường đang được đầu tư xây dựng trên diện tích 10ha, tổng kinh phí gần 250 tỷ đồng đã đưa vào phục vụ giảng dạy. Đây là một trong những trường dạy nghề cấp quận, huyện được đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất khu vực ĐBSCL.

Không chỉ đào tạo, trường nghề này còn phải tư vấn, tìm việc làm cho lao động. Thành phố Cần Thơ đều mở 2 sàn giao dịch việc làm/tháng giúp lao động tìm được đầu ra. Đó mới là hiệu quả cuối cùng của đầu tư.

Ông Hồ Thanh Trí - Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Châu Thành A (Hậu Giang): Thiết bị dạy học phải đồng bộ

Thực hiện Đề án 1956, hàng năm trung tâm đều được đầu tư từ 3-5 tỷ đồng để mua mới và nâng cấp máy móc, thiết bị nên không bị lạc hậu, lỗi thời, phục vụ tốt việc ứng dụng thực hành. Trung tâm phát triển vì có lợi thế là trên địa bàn có nhiều công ty, xí nghiệp. Trước mỗi khóa đào tạo, Phòng Lao động huyện đều khảo sát nhu cầu của các công ty, xí nghiệp này, sau đó tư vấn cho người lao động chọn nghề. Chính vì vậy 60-70% lao động học nghề đều có việc làm.

Ngoài ra, trung tâm còn mở xưởng may công nghiệp, nhận hàng gia công quần áo may mặc và dụng cụ bảo hộ lao động như khẩu trang, bao tay, quần áo bảo hộ… cho các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, các nghề như pha chế, đan lát, mộc, uốn tóc… trung tâm phối hợp với các đoàn thể giới thiệu viêc làm cho các học viên. Theo tôi, nếu trang thiết bị dạy học không hiện đại, không kết nối được đào tạo với việc làm thì không nên xây dựng trung tâm dạy nghề.

Ông Lê Duy Văn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thanh Hoá: Không xây dựng các trung tâm mới

Ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Sơn La: Đầu tư trước hết cho cấp tỉnh

Nhu cầu học nghề của nông dân nói chung và nông dân các huyện nghèo nói riêng là rất lớn. Nhưng để hoạt động dạy nghề được hiệu quả cao thì nên quan tâm đầu tư cho trung tâm cấp tỉnh vì tuyến tỉnh luôn có những thuận lợi về biên chế, chất lượng cán bộ, giảng viên, nắm bắt nhu cầu học nghề của nông dân và khả năng liên kết, phối hợp với các ngành để mở rộng, nâng cao năng lực đào tạo...

Trước mắt nên quan tâm các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục cộng đồng; không nên tập trung xây dựng các trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông dân ở những huyện nghèo hiện tại, mà tận dụng các trung tâm giáo dục cộng đồng hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, áp dụng việc dạy nghề cho nông dân ở đấy cho tốt, để tránh lãng phí.

Đặc biệt, khi triển khai thực hiện Nghị định 02 về khuyến nông và Nghị quyết 30a của Chính phủ về đầu tư cho công tác khuyến nông và tăng cường cán bộ khuyến nông, trong đó có khuyến nông viên thôn bản (ở 967 thôn thuộc 109 xã của 7 huyện nghèo) từng bước chuyển trạm khuyến nông thành trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng giảng viên kiêm chức như:

Chuyên gia, nghệ nhân, doanh nhân, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có chứng chỉ, đủ điều kiện tham gia cùng các cơ sở đào tạo truyền nghề cho nông dân một cách hiệu quả.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập733
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,984
  • Tổng lượt truy cập93,147,648
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây