Ảnh minh họa
Rừng non không vội bán
Câu chuyện trồng rừng nguyên liệu gỗ tưởng chừng không mấy sôi động nhưng điều đặc biệt bất ngờ là diễn đàn lần này lại thu hút tới 260 đại biểu từ 6 tỉnh miền núi phía Bắc tham gia trong đó có đến 145 đại biểu là nông dân trực tiếp trồng rừng.
Việc hàng trăm nông dân lặn lội đường xa để tham dự diễn đàn cho thấy, người dân đã nhìn thấy nguồn lợi thực sự từ rừng và bắt đầu quan tâm trồng rừng. Khác với trước đây, người dân coi trồng rừng chỉ như một công việc làm thêm, không chăm sóc rừng trồng thì bây giờ người dân đã xác định trồng rừng là một khoản đầu tư chiến lược và mong muốn có thể sống và làm giàu được từ rừng.
Theo TS Nguyễn Viết Khoa, Trung tâm KNQG thì trong những năm gần đây việc trồng rừng SX đã được ưu tiên hơn so với rừng phòng hộ. Người dân đang tích cực tham gia trồng rừng gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy và ván nhân tạo bởi trồng rừng đã mang lại thu nhập đáng kể.
Tính bình quân trên địa bàn 15 tỉnh miền núi phía Bắc diện tích trồng trừng phòng hộ chỉ bằng 12% so với diện tích rừng SX. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng cũng tăng mạnh. Ngược lại sản lượng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên đang giảm đi.
Tính đến tháng 5/2013, sản lượng khai thác bình quân của các tỉnh miền núi phía Bắc đạt 56.538 m3/tỉnh. Hạch toán 1 ha rừng keo tai tượng sau năm thứ 5, trừ các khoản đầu tư, giống, phân, nhân công và các chi phí khác nếu bán cây đứng người dân có thể thu lãi 19 triệu đ/ha.
Tuy nhiên, nếu biết đầu tư, khai thác rừng một cách bài bản thì người nông dân có thể thu lợi được nhiều hơn gấp đôi, gấp ba lần. Hiện nay, do điều kiện kinh tế của đa số người trồng rừng còn khó khăn nên họ vẫn còn SX quảng canh, chưa thực sự đầu tư thâm canh rừng, năng suất chất lượng rừng còn thấp; trữ lượng bình quân chỉ đạt 60 - 70 m3/ha, doanh thu chỉ đạt 50 - 70 triệu đ/ha.
Nhưng qua thực tế SX, những hộ có điều kiện đầu tư thâm canh rừng, không vội bán “rừng non” mà đến chu kỳ 6 - 7 năm tuổi chỉ tiến hành tỉa thưa để tạo không gian dinh dưỡng cho rừng tiếp tục phát triển và để chu kì khai thác trên 10 năm thì một ha rừng có thể đạt trữ lượng 150 - 200 m3 mang lại doanh thu 150 - 200 triệu đ/ha. Hiệu quả khai thác cao hơn hẳn so với việc trồng liên tiếp 2 chu kỳ gỗ nhỏ.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Đối với người dân nghèo, ít có điều kiện tiếp cận với TBKT thì để trồng rừng thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật và có nguồn vốn đầu tư cho việc khai thác theo chu kỳ 10 năm là cả một vấn đề lớn. Vì vậy để việc trồng rừng thâm canh đạt được những kết quả như mong muốn cần phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật thâm canh tiên tiến trong SX giống cây lâm nghiệp. Đi kèm với đó là phải thực hiện các chính sách hỗ trợ về giống, vật tư, phân bón và tập huấn.
Ông Trần Tú Anh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ cho biết, từ kinh nghiệm triển khai trồng rừng tại tỉnh Phú Thọ có thể thấy ứng dụng TBKT là nòng cốt dẫn đến thành công. Điều quan trọng nhất là phải có giống tốt, sau là có quy trình kỹ thuật tốt. Đảm bảo hai yếu tố này thì mới rút ngắn được TGST của cây và nâng cao trữ lượng khai thác rừng. Hàng năm Phú Thọ trồng trung bình 6.000 ha rừng, bước đầu đã tạo vùng SX rừng tập trung gắn với chế biến tạo việc làm cho gần 23.000 lao động trong đó có 2.600 hộ nghèo.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tú Anh, đối với những hộ dân nghèo trồng rừng, SX cần áp dụng kỹ thuật nông lâm kết hợp trồng xen canh các loại cây ngắn ngày như sắn, khoai, đậu, lạc để “lấy ngắn, nuôi dài” vừa tăng thu nhập, vừa diệt cỏ dại khi chăm sóc cây ngắn ngày, tiết kiệm được công chăm sóc cho cây trồng chính.
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về cây lâm nghiệp đã dành riêng thời gian 3 giờ để các nhà khoa học, DN và người trồng rừng giao lưu, giải đáp những vấn đề trong SX. Trên 50 câu hỏi cụ thể đã được đặt ra xung quanh các vấn đề: Giống cây và địa chỉ mua giống bảo đảm, các loại bệnh cây, vấn đề thu mua nguyên liệu của DN, vấn đề chính sách, mối liên kết giữa DN với người SX, mối liên kết giữa nông dân với nhau… Đây là những khúc mắc mà người nông dân đang gặp phải trong thực tiễn SX và từng câu hỏi đã được các nhà khoa học, nhà quản lý, DN lần lượt giải đáp. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;