Học tập đạo đức HCM

Hiến kế cho Hội NDVN

Thứ sáu - 28/06/2013 04:26
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VI, rất nhiều cán bộ, hội viên ND cả nước đã bày tỏ kỳ vọng, đề xuất, hiến kế... cho hoạt động của Hội ND nhiệm kỳ mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VI sẽ diễn ra từ ngày 30.6 đến 3.7, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).

Hội phải là điểm tựa vững chãi

 

Nông dân là lực lượng luôn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần được bảo vệ, giúp đỡ nhiều mặt để phát triển, vươn lên. Trước hết, người nông dân cần được xoá đói nghèo, lạc hậu; tiếp đến cần được nâng cao nhận thức về luật pháp, văn hoá ứng xử, văn hoá kinh doanh... Hội ND là tổ chức của ND, bởi thế, các cấp hội cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động để vừa đem lại được quyền lợi cho ND, vừa bảo vệ, định hướng tốt nhất cho ND trong quá trình hội nhập và phát triển. Muốn vậy, cán bộ hội các cấp phải dấn thân hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, tự giác hơn nữa trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ hội viên, ND. Tiếng nói của Hội phải mang lại được cho nông dân những quyền lợi về vốn, khoa học kỹ thuật để xoá đói nghèo, làm giàu chính đáng. Hội phải là một kênh bảo vệ quyền lợi hội viên, ND trong tranh chấp đất đai, thương hiệu, nông sản. Hội phải là tuyến chủ lực trong cung ứng phân bón, khoa học sản xuất, giống, vật tư nông nghiệp tới người dân. Đặc biệt với ND miền núi, hiểu biết pháp luật cũng như khoa học kỹ thuật, thương trường chưa nhiều; nguồn vốn tự lực hầu như không có gì nên rất cần tổ chức hội làm điểm tựa vững chãi. Hội vừa giúp ND phát huy nội lực, vừa mang lại những nguồn lực mới cả về tinh thần và vật chất cho hội viên, ND. Làm được như vậy không chỉ ND phát triển mà tổ chức hội cũng lớn mạnh không ngừng.

Ông Lừ Văn Sởn - Chi hội trưởng ND bản Sơn Pha, xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La.

Bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho ND

 

Tôi là ND SXKD giỏi nhiều năm liền của Hội ND tỉnh Lai Châu. Cách đây hơn 20 năm, gia đình tôi từ Bắc Ninh lên Lai Châu lập nghiệp. Những ngày đầu đổi mới, đất nước còn khó khăn, vùng đất Lai Châu xa xôi cách trở càng khó khăn muôn phần. Từ 2 bàn tay trắng, vượt qua nhiều trở ngại, đến nay gia đình tôi đã gây dựng được mô hình trang trại tổng hợp. Thành công của gia đình có sự động viên, cổ vũ, khích lệ của các cấp hội ND tỉnh Lai Châu. Khi kinh tế đã vững, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất được bổ sung, bản thân tôi cùng với tổ chức hội ND có thêm điều kiện để hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình hội viên, ND khác còn khó khăn. Tôi kỳ vọng, sau Đại hội VI, Hội NDVN sẽ có bước phát triển mới, năng lực mới, trong đó chú trọng tới việc tổ chức, định hướng và hỗ trợ cho ND sản xuất nông sản hàng hóa. Trước hết, Hội cùng các ngành cần hỗ trợ ND về vốn ưu đãi, bổ sung kiến thức, kỹ năng sản xuất không chỉ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo mà còn có cả hộ ND SXKD giỏi. Những hộ ND SXKD giỏi cần được Hội định hướng về thị trường, trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành trang trại, tổ hợp tác và HTX…

Ông Vũ Đăng Nẩy - Chủ nhiệm HTX Hưng Thịnh, phường Tân Phong, thị xã Lai Châu (Lai Châu).

Chú trọng bao tiêu sản phẩm

 

Mong muốn lớn nhất của nông dân là làm ra được sản phẩm và sản phẩm được tiêu thụ ngoài thị trường. Nhưng hầu như hiện nay, đầu ra sản phẩm ND làm ra chưa có thị trường ổn định. Một phần thị trường đầu ra hạn chế, một phần do Nhà nước không quản lý được, để tư thương ép giá, khiến ND phải chịu thiệt. Rồi quy trình nuôi con gì, trồng cây gì cũng chưa được chú trọng, đáp ứng với thực tế nhu cầu phát triển, xuất khẩu. Hội ND chỉ khuyến khích ND làm rồi để ND tự bao tiêu sản phẩm, dẫn đến thua lỗ. Chẳng hạn, chúng tôi được khuyến khích trồng nấm và hoa. Nhưng ở địa phương tôi có nhiều ND trồng nấm ra rồi lại khó tiêu thụ. Vì khi khuyến khích ND làm thì khuyến khích đại trà, trong khi không cân đối được nguồn cung - cầu. Vậy ND lấy đâu tiền để tái tạo sản xuất.

Tôi rất mong, tại Đại hội VI Hội NDVN, vấn đề giúp ND tiêu thụ sản phẩm được các đại biểu quan tâm.

Ông Nguyễn Lại, nông dân phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập469
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,520
  • Tổng lượt truy cập92,043,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây