Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp và nông dân: Làm sao để cùng có lợi?

Thứ tư - 13/05/2015 03:18
Người nuôi cá tra tại ĐBSCL lại trăm mối tơ vò khi giá cá nguyên liệu bắt đầu giảm, việc tiêu thụ cũng không suôn sẻ.

Giá cá tra nguyên liệu thời điểm này chỉ còn 22.500 - 23.000 đồng/kg. Nhiều ý kiến cho rằng, giá cá tra giảm trong thời gian này là bình thường, vì đây là thời điểm nhu cầu tiêu thụ cá tra fillet trên thị trường xuất khẩu không cao. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng ít nhiều biến động do ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ. Đây cũng là thời điểm các vùng nuôi cá nguyên liệu của doanh nghiệp cho thu hoạch, nên doanh nghiệp không mua cá bên ngoài. Điều này khiến cho cá của các hộ nuôi nhỏ lẻ khó tiêu thụ. Hơn nữa, thời gian tới, khả năng tăng giá trở lại cũng khó, bởi nhu cầu thị trường tiêu thụ vẫn chững.

Người nuôi cá tra lo lắng khi giá cá vẫn giảm - Ảnh: Trần Út

Tình trạng này lại khiến cho người nuôi hoang mang, bởi giá cá giảm trong khi các chi phí khác vẫn "yên vị" sẽ khiến việc "treo ao" có thể tái diễn. Và chỉ có những người nuôi cá kỹ thuật tốt mới có khả năng lãi nhẹ. Để ứng phó với tình trạng này, nhiều người nuôi cá đã tìm đến hướng mới. Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm HTX Thủy sản Châu Phú, An Giang cho biết, HTX và bà con nuôi cá tra trên địa bàn gần đây không tập trung nuôi cá tra nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu mà nuôi rải vụ và dành một phần diện tích nuôi cá tra cỡ lớn để tiêu thụ nội địa và xuất sang Campuchia, Trung Quốc.

Thực tế từ nhiều năm nay cho thấy, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người nuôi luôn lỏng lẻo. Để tránh phụ thuộc và ổn định sản xuất, nhiều doanh nghiệp hướng đến nuôi để tự cung tự cấp và chỉ mua bên ngoài khi nhu cầu xuất khẩu tăng. Nên một điều dễ nhận thấy, không ít doanh nghiệp chỉ đến với nông dân khi cần, còn khi không thì sẵn sàng quay lưng (dù nông dân đang cầu cứu họ). Do vậy, đối với người nuôi cá, họ sẵn sàng phá hợp đồng khi tìm được mối cao hơn.

Một điều đáng nói nữa là hiện nay hầu hết các doanh nghiệp không tự tổ chức thu mua nguyên liệu trực tiếp của nông dân mà qua nhiều khâu trung gian, điều này lý giải vì sao nông dân không mấy khi bán được giá cao.

Như chuyện con tôm, khi đại dịch EMS hoành hành, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam kêu trời vì không mua được nguyên liệu hoặc phải mua với giá rất cao, còn người nuôi sẵn sàng phá hợp đồng (nếu có) để bán cho tư thương với giá bán mang lại lãi khá. Không chỉ vậy, tư thương và doanh nghiệp nước ngoài lại ráo riết xuống tận ao đầm để mua. Tại sao doanh nghiệp Việt Nam không làm được như vậy?

Suy cho cùng, từ trước đến nay các doanh nghiệp trong nước chỉ gắn bó với người nuôi khi cần, chứ không hợp tác theo kiểu "hai bên cùng có lợi". Kiểu làm ăn này dẫn tới hậu quả là hàng loạt nhà máy chế biến dễ chết yểu. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, doanh nghiệp gắn với nông dân đều xây dựng riêng hệ thống thu mua và phân phối thị trường một cách khoa học để giảm bớt phiền hà. Làm việc với nông dân không thể cứ theo kiểu ngồi chờ, hay đòi hỏi họ phải chạy theo doanh nghiệp mà các đơn vị trong nước lâu nay vẫn đang làm.

Không thể cấm người nông dân bán sản phẩm cho tư thương nước ngoài, cũng không thể bắt doanh nghiệp trong nước mua sản phẩm của nhà nông. Điều quan trọng là phải có những quy định và chế tài cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường, theo đó củng cố và hệ thống lại mạng lưới thu mua một cách hợp lý để người sản xuất và những doanh nghiệp chân chính có được cái lợi mà họ đáng được hưởng. 

Linh Anh 
Nguồn: thuỷ sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập619
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm618
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại792,453
  • Tổng lượt truy cập93,170,117
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây