Học tập đạo đức HCM

GS.Võ Tòng Xuân: ’Đừng để nông dân ta đi một mình nữa’

Thứ sáu - 12/07/2013 21:23
Trong phân tích của mình, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, Bộ NN&PTNT phải có cái nhìn thật hệ thống và toàn diện trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu mới mong cứu vãn nông nghiệp và nông dân ta thoát cảnh nghèo nàn, lạc hậu.


Tiến bộ của sản xuất nông nghiệp VN

Nếu xếp theo sản lượng thì đúng là trong hơn 20 năm qua, nông dân VN đã tiến vượt bậc trong sản xuất lúa, cao su, khoai mì, trái cây nhiệt đới, cà phê, tiêu, cá tra, tôm… Nhưng mặt khác nông dân ta lại không trồng những thứ đang nhập khẩu lượng lớn là bắp và đậu nành. Chúng ta đã và đang giúp cho nhiều quốc gia thiếu lương thực có cái ăn, nhưng đồng thời đã phá giá mặt hàng cà phê nên nhiều nước Nam Mỹ không bằng lòng. Tuy nhiên đó chỉ là khối lượng mà thôi.

giao-su-Vo-Tong-Xuan-Phunutoday.vn
Theo GS. Võ Tòng Xuân, cần tái cơ cấu nông nghiệp, có bước đi thích hợp để cứu nông dân.

Chất lượng các loại nông sản của ta rất thấp vì nông dân chưa có ý thức về chất lượng sản phẩm, và phần nhiều các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm nên chỉ mua nguyên liệu từ thương lái. Nếu có doanh nghiệp đứng ra tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, thì chắc chắn nông dân sẽ tuân theo qui trình sản xuất và do đó họ sẽ giữ chất lượng của nguyên liệu một cách triệt để, từ đó sản phẩm mà doanh nghiệp chế biến từ nguyên liệu đạt chuẩn này sẽ có thương hiệu tốt để vào thị trường một cách thành công.

Cần tái cơ cấu nông nghiệp

Như trên đã nêu Đảng và Nhà nước, cụ thể Bộ NN&PTNT tập trung quá nhiều vào cây lúa, hô hào trồng cả vụ 3, thậm chí có nơi còn muốn trồng 7 vụ lúa trong mỗi 2 năm. Trồng lúa càng nhiều, càng làm tổn hại môi trường đất, nước và gia tăng biến đổi khí hậu, càng làm cung vượt cầu đưa đến rớt giá, làm nông dân trồng lúa nghèo hơn.

Nhưng trái lại có lúa nhiều cán bộ lãnh đạo được khen, đất nước được xếp hạng cao trong số các nước xuất khẩu lúa trong khi nông dân chịu thiệt.

Đã đến lúc chúng ta phải nhận rõ sự thật phũ phàng: Chúng ta chỉ đạo sản xuất lương thực trong sự hy sinh của nông dân chứ không phải vì lợi ích của nông dân. Sự chỉ đạo này đã có vai trò lịch sử của nó trong thời kỳ nước ta thiếu đói. Nhưng khi bắt đầu xuất khẩu gạo thì ta phải biết dừng bớt trồng lúa và đa dạng hóa nông nghiệp.

Trung tâm Phát triển Lúa ĐBSCL của ĐH Cần Thơ đã sớm đổi tên là Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác, từ năm 1990. Nhưng nhà nước chỉ cho đa dạng hóa nông nghiệp từ năm 2000, mà không có chỉ đạo cụ thể.

Khi tôi làm đại biểu Quốc Hội, những năm đầu thập kỷ 1990, tôi đề nghị chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở miền Bắc để nông dân giàu lên bằng cách trồng khoai tây thay thế lúa vụ đông xuân vì 2 lý do:

1. Thời tiết giá rét mùa đông ở miền Bắc không thích hợp cho cây lúa, trong khi cây khoai tây cần phải có thời tiết giá rét mới phát triển tốt, có thể đạt 15-20 tấn/ha;

2. Khoai tây miền Bắc thu hoạch khoảng tháng 2-3 dương lịch đúng vào khoảng thời gian mà khoai tây tươi của các nước ôn đới vừa được tiêu thụ hết, do đó khoai của miền Bắc sẽ có thị trường.

Để cho đồng bộ, tôi đề xuất thêm chiến lược từng bước thay đổi tập quán ăn của người VN bằng cách đưa khoai tây vào nhà trẻ của các Hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc để tập cho các cháu bé quen ăn khoai tây.

Với thí dụ về khoai tây, ta thấy rằng việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phải căn cứ trên điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, và thị trường, không phải làm theo duy ý chí “bị thương đâu băng đấy” được. Chúng ta không thể hô hào trồng cây này, cây kia rồi lại bỏ đó mặc cho nông dân “đem lúa cho vịt ăn” nữa. Từng cán bộ khuyến nông phải có trách nhiệm với những lời khuyên của mình đối với nông dân, bảo người ta trồng gì thì phải chuẩn bị sẵn ai sẽ tiêu thụ cái đó.

Do đó Bộ NN&PTNT phải có cái nhìn thật hệ thống và toàn diện trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu mới mong cứu vãn nông nghiệp và nông dân ta thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu.

Phải bảo đảm hiệu quả kinh tế

Giá trị đất đai tùy thuộc vào sản phẩm mà miếng đất đó có thể làm ra được. Ở Hà Lan người ta trồng các loại hoa quí, nhất là hoa tulip, để mỗi sáng đưa lên phi cơ xuất khẩu sang các thủ đô lớn trên thế giới như Paris, Luân Đôn, New York, Washington… Như thế có thể doanh thu 40.000 USD/ha/ năm.

 Tại Tây Ninh của đất nước ta, một hecta đất lúa 2 vụ mỗi năm chỉ doanh thu khoảng 45 triệu đồng, nhưng nếu trồng mía thì được 50 triệu, khoai mì thì sẽ được 80 triệu, mãng cầu được 60 triệu và cao su được ít nhất 200 triệu.

Những doanh thu trên đây lại tùy thuộc vào thị trường nên khi khoai mì chỉ bán 400 đồng/kg thì người ta trồng mía, lúc khoai mì lên giá 2.400 đ/kg thì người ta bỏ mía để trồng khoai mì. Do đó việc chuyển đổi cơ cấu phải cần những tín hiệu thị trường chính xác. Hiện nay thì thị trường ta đang cần bắp và đậu nành để thay thế lượng nhập khổng lồ hàng năm. Nhưng đất lúa nào trồng được hai thứ này thì phải được cân nhắc.

Tóm lại, trong mọi quy hoạch nông nghiệp để chuyển đổi cơ cấu chúng ta phải thiết kế cả hệ thống liên hoàn – chuỗi giá trị - của cây trồng/vật nuôi để nông dân và doanh nghiệp có đầu ra cùng tham gia.

Đừng bao giờ để nông dân ta đi một mình nữa.

GS. Võ Tòng Xuân (Đại học Tân Tạo, Long An, ngày 10/7/2013)
Nguồn phunutoday.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay31,985
  • Tháng hiện tại210,552
  • Tổng lượt truy cập90,273,945
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây