Học tập đạo đức HCM

Giải phóng sức ỳ cho đất nông nghiệp - Bài 3: Nới rộng hạn điền mới hết lo

Thứ ba - 23/10/2012 20:10
“Hạn điền nới rộng đồng nghĩa với việc giải phóng tâm lý lo lắng của nông dân, lúc đó họ sẽ có kế hoạch đầu tư dài hạn để đem lại hiệu quả tối ưu nhất”- GS Đặng Hùng Võ , nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường nói vậy khi trao đổi với phóng viên NTNN về quy định hạn mức, hạn điền được nêu trong Dự thảo Luật Đất đai.

 

Giáo sư Đặng Hùng Võ thẳng thắn chia sẻ: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dù sao cũng tạo ra bước nhất định đi về phía trước. Tuy nhiên, nhìn tổng thể tôi thấy dự thảo này chưa thẳng thắn nhìn vào bản chất những vướng mắc hiện nay nên chưa thể bảo đảm giải quyết được hết các bức xúc hiện tại về vấn đề đất đai.

Nông dân trồng rau và hoa tại xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Tôi muốn nói đến một số vướng mắc: Một là, chuyện đất đai nông nghiệp cho người nông dân, dù cả thời hạn sử dụng và hạn mức diện tích sử dụng đã được nới rộng hơn nhưng chưa làm cho người nông dân thực sự yên tâm về sự ổn định trong sử dụng đất để quyết định đầu tư "làm ăn lớn". Hai là, tham nhũng trong quản lý đất đai luôn đứng đầu bảng, vậy nhưng ngay trong mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai cũng không đặt ra vấn đề phòng chống. Ba là, tình trạng khiếu kiện của dân về đất đai ngày nhiều hơn và kịch liệt hơn nhưng Dự thảo Luật vẫn chưa có giải pháp thực để làm giảm nguyên nhân gây khiếu kiện.

Giáo sư đánh giá thế nào về quy định hạn mức, hạn điền trong Dự thảo Luật Đất đai lần này?

- Về thời hạn, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm từ 20 năm đã mở lên 50 năm. Hạn điền cũng đặt ra giới hạn là không vượt quá 10 lần hạn mức Nhà nước giao đất và giao cho Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với từng địa phương, từng thời kỳ. Người nông dân đang cần tới sự ổn định, lâu dài trong sử dụng đất mà Hiến pháp đã đặt ra. Nếu pháp luật hạn chế lại thời gian và diện tích thì người nông dân cần biết thật rõ ràng rằng hết thời hạn thì Nhà nước làm gì và vượt quá hạn mức diện tích thì Nhà nước làm gì?

Nhiều ý kiến cho rằng cần kéo dài thời hạn sử dụng đất hơn nữa, nếu để thời hạn như trong Luật Đất đai sửa đổi, nông dân chưa thể yên tâm về sự ổn định trong sử dụng đất, chưa yên tâm đầu tư chiều sâu, lâu dài. Ý kiến của giáo sư về vấn đề này?

- Với nội dung Luật Đất đai sửa đổi như hiện nay, tôi khẳng định người nông dân có thể tăng mức ổn định lên một chút, nhưng chưa làm cho người nông dân yên tâm đầu tư chiều sâu. Chưa tạo được một cách thức tiếp cận ổn định về đất đai để người nông dân có thể tư duy lâu dài trên mảnh đất của mình. Theo tôi, hạn mức tối thiểu phải là 99 năm để nông dân dồn tâm trí, dồn tiền bạc, dồn sức lực để tạo nên khu vực nông nghiệp có năng suất và sản lượng tối ưu. Đầu tư cho nông nghiệp có khi phải kéo dài cả hàng chục năm mới thu được lợi nhuận, nông dân cần có đất đai rộng lớn để làm trang trại, gia trại để đưa cơ khí hoá, đưa tiến bộ KHCN vào sản xuất.

“Hiện nay, sự thực cũng có nhiều khó khăn về quan điểm tiếp cận vấn đề đất đai, cũng không nên trách cứ những người soạn thảo. Nếu có chăng cũng chỉ là trách về sự thụ động, chưa dám tích cực dùng tri thức, kinh nghiệm của mình để thuyết phục và tạo sự đồng ý của cấp trên với những đề xuất hợp lý về tiếp tục đổi mới”.

Ngoài hạn mức và hạn điền, nông dân chú ý đến những nội dung quan trọng nào khác đối với đất nông nghiệp, thưa giáo sư?

- Nông dân quan tâm đến thời hạn và hạn mức diện tích chỉ là một vế của sự ổn định cần có. Họ mong muốn một điều lớn hơn, quy hoạch sử dụng đất phải chỉ ra được vùng nào là nơi được sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài, không bị thu hồi để giao cho các dự án làm phi nông nghiệp. Nông dân rất lo ngại tình trạng tập trung đầu tư dài hạn để thu lợi ích nhiều hơn, nhưng rồi không biết đến một lúc nào có một quyết định thu hồi đất của Nhà nước làm tan vỡ kế hoạch làm giàu ấy. Bỗng chốc, mọi kế hoạch, hoài bão, mơ ước trước kia cùng tiền và mồ hôi đã đổ ra đều tan biến. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất chỉ tập trung vào vùng công nghiệp, đô thị, hạ tầng mới chỉ là một vế, cần phải chỉ ra những vùng nông nghiệp không bao giờ bị chuyển đổi sang phi nông nghiệp.

Xin cảm ơn giáo sư!

TS Vũ Trọng Bình - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn: Cần giao đất dài hạn

Đang có hiện tượng là một bộ phận nông dân nếu có tiền cũng không đầu tư cho nông nghiệp mà gửi ngân hàng, hay mua vàng. Nếu được giao đất dài hạn, chưa cần kêu gọi bên ngoài mà bản thân trong nông dân cũng có rất nhiều vốn để đầu tư sản xuất. Vì vậy, Luật Đất đai (sửa đổi) cần phải giao quyền sử dụng đất dài hạn để họ yên tâm đầu tư; kể cả giao cho họ các quyền thừa kế, trao đổi mua bán trên thị trường, tạo ra một thị trường đất đai minh bạch.

Anh Lê Văn Xây - (xã Hoàng Thanh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang): Không để đất đai tập trung lớn vào một người

Việc xem xét cấp quyền sử dụng đất lâu dài là đúng, nhưng cần quy định rõ hạn điền. Một trang trại do cá nhân sử dụng nên quy định dưới 10ha là đủ. Đất sản xuất của các nông hộ nên giao lâu dài, cha truyền, con nối. Nếu hộ nào không còn người thừa kế thì có thể sang nhượng cho hộ khác. Không nên để đất đai tập trung vào một người với một lượng quá lớn, vì như vậy sẽ biến họ thành địa chủ, thu lợi bằng việc thuê mướn, bóc lột nhân công. Để giữ yên đất nước, thì đừng để xảy ra tình trạng tranh chấp, giành giật đất đai và phân cực giàu - nghèo trong nông thôn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại913,689
  • Tổng lượt truy cập92,087,418
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây