Học tập đạo đức HCM

Hàng lên giá CPI lại giảm?

Thứ sáu - 27/04/2012 04:22
Sau khi đọc bài “Lạm phát giảm vì dân hết tiền mua sắm”, nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet. Cách tính CPI có thực tế?
Email nguoidan@yahoo.com thắc mắc: “Không hiểu các tính CPI thế nào mà mặt hàng nào cũng lên giá mà CPI lại giảm? Nếu CPI đánh giá sức mua của người tiêu dùng thì giảm thế là còn ít. Còn nếu CPI là thước đo giá cả các mặt hàng trong rổ tính chỉ số thì con số đó liệu đã khách quan?”
 
Ảnh minh họa
 
Đồng tình với ý kiến trên, bạn Hằng (email hang@yahoo.com) nêu câu hỏi: “CPI giảm ư? bởi lẽ mọi thứ ngoài chợ và siêu thị vẫn tăng. Điện không giảm giá, xăng tăng giá. Hai yếu tố cơ bản của đầu vào tăng thì làm sao sản phẩm hạ giá được. Ngay thịt lợn là mặt hàng dễ giảm giá nhất do lo ngại nhiễm ‘bẩn’ mà ở ngoài chợ có giảm đâu?”

Bạn Minh An (email zenblogtips@gmail.com) phụ họa: “Giá cả ngày càng leo thang... Rồi bao nhiêu khoản phí phải đóng...Tiêu dùng cơ bản còn không đủ lấy đâu ra tích lũy? Đại đa số người dân lao động phổ thông đang vật lộn với cuộc sống từng ngày đấy”

Email phanhoa@yahoo.com nhận xét: “Phân tích này thật chính xác: ‘Theo các chuyên gia kinh tế, tháng 4/2012, chỉ số giá giảm chỉ còn 0,05%. Chỉ số giá giảm không phải do giá giảm mà đời sống khó khăn, người dân không còn tiền để chi tiêu kể cả với những mặt hàng thiết yếu. Như vậy cũng có nghĩa là đầu ra của các DN đang bế tắc. Không có đầu ra, hàng tồn kho cao, thì chắc chắn cũng phải ngừng, giảm sản xuất’.

Bây giờ nhà nước nên cứu nền kinh tế bằng cách: Thứ nhất, hỗ trợ LS vay cho DN, miễn thuế thu nhập trong 6 tháng để kích cầu nền KT. Thứ 2 đưa ra những gói kích cầu nền kinh tế, hạn chế đầu tư công. Thứ 3, cấp thiết nhấtlà hỗ trợ ngay dân nghèo (đã có dấu hiệu dân đói).”

Giọng email hieu203678@yahoo.com.vn như tiếng thở dài: “Dân không có tiền mua hàng hóa cho thấy một nền kinh tế đình trệ, có gì mà được gọi là giảm lạm phát!”

Nhận xét của email pham_minh_tue78@yahoo.com: “Giá các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như thực phẩm, lương thực đâu có giảm, chỉ có hàng xa xỉ mới giảm giá.”

Ý kiến của email halongbay6673@yahoo.com.vn: “Tôi cũng nghĩ như bài báo, hiện nay có rất nhiều mặt hàng giảm giá, chứ không tăng. Nhưng sức mua cũng giảm, vậy tất yếu chỉ số tiêu dùng giảm. Đây là thực tế đáng buồn, chứ không mừng như trong báo cáo.”

Email quanvu66@yahoo.com: “Các nguyên nhân gây lạm phát không những không giảm mà còn gia tăng, cái này các chuyên gia chắc nắm rất rõ. Lạm phát trong thời gian qua giảm là vì đa phần người dân lao động đã hết tiền, không còn tiền để chi tiêu kể cả với những mặt hàng thiết yếu mà thôi.
Ví dụ như gia đình tôi từ cuối năm 2011 đã quay về thời kỳ ăn cơm nguội, mỳ tôm ký loại rẻ nhất. Khái niệm bát phở nóng đã rất xa vời, có chăng chỉ giành cho người bệnh, người ốm đau mà thôi.”

Bạn Vũ Thường bình luận: “Bản thân việc tính rổ CPI hiện nay đã không phản ánh đúng sức mua thực tế của VND đối với đại đa số gia đình Việt Nam (ý nghĩa chính của CPI - consumer price index). Cách tính CPI từ trước đến nay chỉ để ‘làm đẹp mặt’ và thường xuyên thấp hơn lạm phát thực tế.

Con số 0.05% của tháng này cũng vậy. Một mặt, việc giảm đột ngột phản ánh nền kinh tế khó khăn hơn bao giờ hết (số DN phá sản, số người thất nghiệp về mở của hàng, kinh doanh nhỏ, số vụ vỡ nợ tín dụng đen phản ảnh điều này chính xác hơn CPI rất nhiều), người dân khó khăn hơn và phải chắt bóp tằn tiện chi tiêu nhiều hơn. Mặt khác, giá cả hàng nhu yếu phẩm thực tế vẫn tiếp tục tăng, làm cuộc sống của người dân thêm bi đát. Việc tăng thuế và tận thu dưới hình thức các loại phí làm cho tình hình thêm căng thẳng.”

Lạm phát không nguy hiểm bằng giảm phát?

Email ninhkieu1968@yahoo.com viết: “Tôi cám ơn bài viết này, vì đã thấy được nỗi khổ của người dân, thấy được thực chất của việc giảm tỷ lệ lạm phát trong quý I/2012!

Tôi là 01 người dân bình thường, không có nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, nhưng tôi cảm nhận được rằng, việc tỷ lệ lạm phát có khả năng giảm trong năm nay là xấu trầm trọng chứ không phải là tốt (theo đúng như quy luật). Từ đầu năm đến nay, đời sống của người dân quá khó khăn, không có tiền để trang trải chi tiêu trong gia đình. Về phía các doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp đã có nhiều cái khó, cộng thêm việc không bán được hàng do dân không có tiền mua nên dẫn đến tình trạng kho đầy, túi rỗng. Nhưng Nhà nước hình như chưa thấy được vấn đề, coi việc giảm tỷ lệ lạm phát là thành tích và cho phép tăng giá xăng dầu. Có quan chức còn nói là việc tăng giá xăng dầu không ảnh hưởng mấy đến lạm phát. Như vậy người dân chỉ còn biết kêu trời!

Tôi được biết, VN có giá trị dầu thô xuất khẩu cao hơn giá trị xăng dầu nhập khẩu. Vì thế giá dầu thế giới càng lên cao thì ngân sách Nhà nước càng hưởng lợi, vậy sao không chia sẻ bớt một phần cho người dân bằng việc trợ giá xăng dầu cho dân mà bắt dân phải gánh chịu?

Phân tích của email duyducthuenghean@gmail.com: “Bài báo nêu mới chỉ đúng một phần ‘Dân hết tiền tiêu’. Tôi nghĩ còn có lo ngại lớn hơn nhiều, đó là SXKD cũng đình trệ vì các nhà SXKD không dám đầu tư, không dám vay tiền để SX dẫn đến kinh tế không phát triển, đình đốn, hàng hoá sản xuất ra rồi không có người mua, tồn kho lớn và doanh nghiệp ‘chết’ dần.

Nguyên nhân lạm phát do đâu? Đó là tiền đưa vào lưu thông trong những năm qua không thu đựợc về, dẫn đến lạm phát phi mã. Đối tưọng ôm nhiều tiền vào lưu thông nhất nhưng không đem lại hiệu quả là: Tập đoàn, TCT nhà nước; các ‘đại gia’ vay ngân hàng một lượng tiền khổng lồ đầu tư dự án BĐS, đi kèm ngân hàng cho vay để mua BĐS. Hai anh này ‘thổi giá’ lên, mua đi bán lại tạo ra ‘giá ảo’ chứ ngưòi dân có nhu cầu nhà ở có mua được đâu? Vì vậy Nhà nước cần áp dụng lãi suất trần cho vay, ngân hàng nào vi phạm xử lý, nặng hơn thu hồi giấy phép nhằm cứu các DN cũng là cứu nền kinh tế này; đồng thời không chấp nhận ‘cứu đại gia BĐS’, để cho những doanh nghiệp BĐS tự khắc phục và tự đào thải.”

Theo email minhdamy@yahoo.com.vn thì: “Lạm phát không nguy hiểm cho nền kinh tế bằng giảm phát. Lúc đó không ai có tiền để mua hàng, và dĩ nhiên là hàng hoá, chợ búa ế ẩm, sản xuất hàng hoá điêu đứng, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tràn lan. Điều đó sẽ kéo theo một loạt các hệ lụy khác tồi tệ cho xã hội. Các vị có trách nhiệm lúc này mà cứ hô kiểu như ‘tăng giá xăng không ảnh hưởng đến lạm phát’ là các vị mơ hồ. Hãy biết khoan sức dân để kích cầu & cùng nhân dân vượt qua khủng hoảng chứ đừng cứ tìm cách thu thêm phí và thuế.”

Email nguyentran2000@yahoo.com cho rằng: “CPI giảm do có sự đóng góp của mảng viễn thông và vật liệu xây dựng. 2 thứ này thì không bỏ vào mồm ăn được trong khi người dân thì chỉ quan tâm đến những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm thì giá cứ tăng ào ào.”

“Quy luật nhân quả tất yếu! Việc này đã có rất nhiều cảnh báo từ những người trí thức, chẳng cần phải đạt đến mức chuyên gia. Đó là, vòng lặp luân hồi: " ... Lạm phát => Thắt chặt tiền tệ (kiểu duy ý chí) => Suy thoái (giảm phát) => Kích cầu (bằng nguồn vốn giá rẻ) => Lạm phát => ..."
Nếu chúng ta còn thực hiện như thế cùng với những tồn tại hiện hữu, tôi lo rằng Việt Nam sẽ khó phát triển được một cách đích thực”, đó là ý kiến của email tranvanson89@gmail.com.

Email thuba306@yahoo.com đồng tình và nêu chi tiết: “Giá cả leo thang từng ngày, từng tuần, người nội trợ phải tính toán chi ly mới tạm đủ sống. Tôi thấy báo cáo tổng kết giá cả hàng hóa, thực phẩm như báo, đài đưa tin không hề đúng như giá bán ngoài chợ, siêu thị? (1 hộp sữa chua Vinamilk cách đây vài tháng là 3.200đ/hộp hiện nay đã là 4.500đ/hộp) và lo ngại nhất là mức giá này sẽ còn tiếp tục ‘tăng tiến không ngừng’ bởi chẳng thấy cơ quan chức năng nào can thiệp? Với mức lương công chức, người lao động hiện nay thử hỏi không cắt giảm chi tiêu thì lấy gì mà trang trải cho đủ? Nhiều nhu cầu cần thiết nhưng vì tăng giá ghê quá nên chúng tôi chấp nhận ‘khỏi mua, khỏi dùng’!


 
Theo Vietnamnet
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Hôm nay36,204
  • Tháng hiện tại214,771
  • Tổng lượt truy cập90,278,164
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây