Học tập đạo đức HCM

Hàng thủy sản bị trả về: Cảnh báo mất thị trường

Thứ hai - 16/11/2015 02:44
Nếu không kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu, rất có thể Việt Nam sẽ mất nhiều thị trường quan trọng.
 

Các mặt hàng thực phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu đều phải đáp ứng các chỉ số về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Khó tìm nguyên liệu sạch

Tính từ năm 2014 đến nay đã có gần 32.000 tấn hàng thủy sản bị trả về. Riêng 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng bị 38 nước trả hàng về, trung bình mỗi công ty có 5 lô hàng bị trả về. Cá biệt có một công ty có đến 54 lô hàng bị trả về, một công ty khác số lô hàng bị trả về lên tới 70. Nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thủy sản thừa nhận, các lô hàng bị trả về chủ yếu do nguồn nguyên liệu không sạch và hiện nay kiếm con tôm, con cá nuôi sạch còn… khó hơn tìm con tôm, cá bẩn.

Ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), phải thốt lên: “Chưa bao giờ môi trường ở ĐBSCL lại tệ như bây giờ. Môi trường quá bẩn, sông ngòi đều nhiễm chất thải. Đặc biệt là con tôm, từ đầu năm đến nay, nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Người nuôi bắt buộc phải tăng lượng kháng sinh, thuốc thú y để giảm thiệt hại. Họ dùng thuốc kháng sinh tá lả, không kiểm soát khiến DN thu mua đều dính nguồn nguyên liệu bẩn”.

Theo ông Lực, hiện nay phần lớn cá tra đều do DN tự nuôi nên có thể kiểm soát được thức ăn, thuốc kháng sinh, đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch. Còn con tôm thì chủ yếu nuôi nhỏ lẻ vì vốn đầu tư cao, mất nhiều diện tích nên DN không đủ tiền. Vì vậy, tôm nguyên liệu nhiễm kháng sinh, mầm bệnh nhiều. “Thuốc thú y được quảng cáo, bán tràn lan khiến người nuôi không biết đâu là thuốc có thể sử dụng được và không để lại tồn dư kháng sinh cấm trong con tôm”, ông Lực ca thán.

Ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, chỉ ra nguyên nhân: “Kháng sinh bán tràn lan, cộng thêm tôm bệnh… nhưng không ai hỗ trợ nông dân. Dịch bệnh tôm đã xảy ra mấy năm nay nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa tìm được liều thuốc phòng trị nên tỷ lệ nuôi tôm thành công ở Việt Nam chỉ được 30-35%, trong khi Ấn Độ, Thái Lan trên 70%. Giá thành tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước xuất khẩu khác 1-3 USD/kg. Và để giảm giá thành, nhiều DN tăng cường sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng, bảo quản tôm”.

Hệ quả, theo ông Lĩnh, dù giảm được một phần nhỏ giá thành nhưng lại khiến chất lượng tôm Việt Nam giảm đi rất nhiều, rủi ro bị trả về lớn hơn. Thậm chí DN mất nhiều thị trường quan trọng.

Hoặc luộc lên ăn hoặc xuất sang nước khác!?

Về việc hàng nông, thủy sản bị trả về, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Suốt thời gian qua, tổng số lô hàng nông, thủy sản bị trả về khó kiểm soát một cách cụ thể, chính xác. Tính chung 9 tháng đầu năm, nông, thủy sản XK của Việt Nam bị một số thị trường gia tăng cảnh báo nhưng cũng có một số thị trường lại giảm cảnh báo. Tuy nhiên, hiện tại tình trạng hàng XK bị cảnh báo, trả về tương đối nguy cấp.

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT): Báo cáo của cơ quan thú y ở cửa khẩu cho thấy, hầu hết hàng nông, thủy sản XK bị trả về do đóng gói sai quy cách, nhãn mác, sai thông tin… Một trong những phương án giải quyết đối với hàng trả về là đem vào tiêu thụ nội địa.

Trước băn khoăn của phóng viên về một số mặt hàng bị trả về do không đáp ứng yêu cầu chất lượng của nước nhập khẩu lại được đem về tiêu thụ trong nước, ông Tiệp lý giải, các mặt hàng thực phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước hay XK đều phải đáp ứng các chỉ số về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.  Do vậy, khi hàng trả về tiêu thụ trong nước cũng không có vấn đề gì. “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”, ông Tiệp nói.

Ngoài ra, hàng nông, thủy sản XK bị trả về ngoài tiêu thụ trong nước còn được tái xuất sang thị trường khác. Theo ông Tiệp, trong các lô hàng bị trả về một số là bởi sai quy cách đóng gói và cũng có  trường hợp do không đáp ứng tiêu chí chất lượng, chỉ số an toàn thực phẩm của nước NK. Quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường NK không giống nhau nên khi hàng bị thị trường này trả về lại được thị trường khác chấp nhận. Ví dụ, có những mặt hàng bị khách hàng tại thị trường EU trả về, song hoàn toàn có thể tái xuất sang các nước khu vực Trung Đông.

Cũng theo ông Tiệp, tình hình hàng nông, thủy sản XK bị trả về nếu xử lý vấn đề chưa tốt và sự cải thiện không rõ nét thì rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả bị thị trường NK tăng cường kiểm soát thông qua hình thức mọi lô hàng đến cửa khẩu đều phải lấy mẫu kiểm nghiệm, thậm chí nghiêm trọng hơn là bị một số thị trường đình chỉ NK.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám, để có thủy sản sạch thì chính DN phải kiểm tra được nguồn nguyên liệu, xây dựng liên kết vùng nuôi. Bộ sẽ có chính sách hỗ trợ phát triển những mô hình sản xuất sạch của DN.

“Đề nghị Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản và các địa phương, DN lập danh mục những DN bị cảnh báo ở thị trường nước ngoài. Từ đó phân loại và tăng tần suất kiểm tra đối với DN có nhiều lô hàng bị cảnh báo, trả về”, ông Tám chỉ đạo.                  

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong 9 tháng đầu năm, có 27 lô hàng thủy sản XK của Việt Nam bị thị trường Nhật Bản cảnh báo nhiễm hóa kháng sinh, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014 (21 lô). Số lô hàng bị cảnh báo các chỉ tiêu hóa chất kháng sinh cấm tăng nhiều nhất 3,66 lần.

Tương tự, tại thị trường EU, Việt Nam cũng có 27 lô hàng thủy sản XK bị cảnh báo nhiễm hóa chất kháng sinh trong 9 tháng đầu năm, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014.

Với thị trường Mỹ, số lô hàng cá biển, tôm vi phạm chỉ tiêu kháng sinh là 35, tăng 6 lần so với năm 2014.

Australia cũng cho biết sẽ ngừng NK thủy sản Việt Nam nếu tỉ lệ vi phạm dư lượng kháng sinh gia tăng.

 

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay45,672
  • Tháng hiện tại953,762
  • Tổng lượt truy cập92,127,491
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây