Học tập đạo đức HCM

TPP và cơ hội của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

Thứ hai - 16/11/2015 22:44
Để có thể sớm gia nhập TPP, theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội tiếp tục mở rộng thị trường, nhanh chóng khắc phục những điểm yếu. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng vì TPP mang đến nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng không ít.

Khó dựa vào thuế suất

Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,37 tỷ USD, giảm gần 18% so cùng kỳ năm 2014. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam khi chiếm gần 19,5% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản qua Mỹ - một thành viên của TPP bắt đầu tăng khi hai nước chính thức ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA) vào năm 2001.

Sau khi BTA được thực thi, các dòng sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ chị mức thuế tương đối thấp. Theo Trung tâm WTO của VCCI, thuế nhập khẩu đang ở mức trung bình 0,3% đối với thủy sản sống, 4,7% cho thủy sản đã qua chế biến. Nhưng những nước khác ở khu vực châu Mỹ trong TPP như Peru, Canada thuế xuất đã xấp xỉ bằng 0%, hay các nước ASEAN như Malaysia, Singapore, Australia thuế đã bị bỏ theo đàm phán thương mại tự do (FTA) giữa các nước ASEAN hay ASEAN +. Như vậy, thuế suất không phải là điểm lợi cho thủy sản nước ta.

tpp cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản việt nam

Khi vào TPP, nguồn lao động của doanh nghiệp sẽ bị xáo trộn - Ảnh: Phan Thanh Cường

Theo phân tích của Trung tâm WTO, một trong những điều mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện trong những năm tới là quy tắc xuất xứ của hàng hóa, lĩnh vực mà sản phẩm Việt Nam luôn ở thế yếu trong những năm qua. Tuy nhiên, đây lại là thế mạnh của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Do yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nên những doanh nghiệp nào nhập khẩu nguyên liệu ở dạng tạm nhập tái xuất sẽ phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ nhưng không được hưởng ưu đãi vì nguồn nguyên liệu đó không sản xuất tại một trong những quốc gia thành viên TPP. Như vậy, với quy định này, thời gian tới những doanh nghiệp chế biến hải sản lâu nay nhập khẩu cá ngừ đại dương sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và không được hưởng thuế suất trong xuất khẩu.

Theo VASEP, đối với mặt hàng cá tra, gần 70% sản lượng cá tra được nuôi bởi các doanh nghiệp để tạo thành chu trình khép kín. Như vậy, chuyện truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm có thể làm khó những doanh nghiệp khác nhưng với doanh nghiệp thủy sản lại là một thuận lợi.

 

Thuận lợi và thách thức đan xen

Trong quá trình đàm phán TPP, có một số doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng, khi Việt Nam là thành viên TPP thì tôm và cá tra sẽ không bị áp thuế bán phá giá tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, phân tích của Trung tâm WTO chỉ ra rằng chẳng có gì chắc chắn là Bộ Thương Mại (DOC) sẽ nương tay với tôm và cá tra Việt Nam. Những lần DOC công bố mức thuế bán phá giá thấp với con tôm, cá tra là do cơ quan này lấy quốc gia nào để tính giá thành sản phẩm và sau đó đánh giá xem ngành sản xuất cá da trơn, tôm trong nước có bị ảnh hưởng gì từ những mặt hàng cùng loại hay không để đưa ra mức thuế bán phá giá thích ứng.

Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua Mỹ thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi những phán quyết về thuế chống bán phá giá của DOC hằng năm. Đơn cử, năm 2014, DOC đã áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm khá cao nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn tăng; còn năm nay, DOC đưa ra mức thuế chống bán phá giá trung bình thấp hơn 1% nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này không tăng mà lại giảm hai con số. 

Có thể thủy sản Việt Nam không được hưởng lợi về thuế quan nhưng đổi lại những sản phẩm như tôm, cá tra, hải sản của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần hơn khi TPP được ký. Theo đó, những nội dung của Chương về mua sắm công có thể là một cơ hội cho thủy sản nước ta, vì lúc này các doanh nghiệp thủy sản có thể trực tiếp tham gia các gói thầu cung cấp nguyên liệu cho các bếp ăn sử dụng ngân sách công của các nước thành viên trong TPP.

Một thách thức cho thủy sản đó là vấn đề lao động. Đã có nhiều thông tin cho rằng, khi vào TPP, vấn đề lao động sẽ gây xáo trộn nguồn lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt tích cực sẽ thấy, những năm qua, khi TPP còn ở trên bàn đàm phán của các nước, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã đi trước một bước khi tham gia để lấy những chứng chỉ như ASC, MSC, GlobalGAP… mà mỗi chứng nhận này đều đòi hỏi khắt khe trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động trong ngành thủy sản.

Khi mọi thứ mới diễn ra, doanh nghiệp, chuyên gia sẽ có những dự báo khác nhau và những thông tin này có thể sẽ đúng trong tương lại, nhưng cũng có thể không.Nhưng, dù thế nào các doanh nghiệp thủy sản cũng sẽ tìm cách vượt qua, vì cùng tắc biến, biến tắc thông. Điều này được minh chứng trong thời gian khi những khó khăn của ngành thủy sản đều được những người cấm lái vượt qua giông bão và sau những biến cố ấy các doanh nghiệp đều ăn nên làm ra cả.

>> Theo đại diện một doanh nghiệp thủy sản tại TP Hồ Chí Minh, gia nhập TPP là cơ hội lớn giải quyết đầu ra cho mặt hàng thủy sản. Mặt khác, việc giảm thuế từ TPP sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp nhiều nước sản xuất thủy sản khác.

Tiểu Kiều 
Theo: thuỷ sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm162
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,847
  • Tổng lượt truy cập93,231,511
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây