Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm xử lý rác thải của các nước

Thứ bảy - 08/10/2016 03:17
Rác và xử lý rác là “cơn đau đầu” của bất kỳ quốc gia nào. Cùng tìm hiểu cách biến rác trở nên hữu ích của các nước được mệnh danh là “sạch nhất thế giới”.
Rác thải nhập khẩu từ châu Âu của Thụy Điển.
Thụy Điển: Sưởi ấm... bằng rác

Là một đất nước lạnh giá nên biện pháp tái chế rác ưa thích của người Thụy Điển là đốt. Đốt để sản xuất nhiệt điện, đốt để cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm. Thậm chí, điện sinh hoạt của họ cũng từ các nhà máy nhiệt điện đốt rác mà ra. 

Từ nhiều năm nay, đất nước Bắc Âu này đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tái chế, tái sử dụng rác thải với tỉ lệ cao. Có tới 96% rác sẽ được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp. Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7 kg rác, trong khi con số này ở Anh là 260 kg.

Khi không còn đủ rác để sưởi ấm, Thụy Điển đã thương lượng để nhập khẩu rác từ các nước khác. Hằng năm, hơn 30 lò đốt đặt trên lãnh thổ Thụy Điển tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác, chất thải, trong đó 20%, tương đương khoảng một triệu tấn, phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy. 

Không dừng lại ở việc "làm sạch hộ nhà hàng xóm", Thụy Điển đang nhắm tới một nguồn rác giá rẻ khác - rác trên các đại dương.

Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Thụy Điển, việc tiếp cận các núi rác trên biển sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là nhập khẩu các nguồn rác thải trên lục địa. Dù vậy, một số phương án được đưa ra, trong đó khả thi nhất là Thụy Điển sẽ tái chế rác đại dương tại đảo Hawaii, Mỹ.

Dù hiện giờ phương án này còn đang được hai chính phủ xem xét nhưng các nhà khoa học và kinh tế đều tin tưởng khả năng hợp tác của hai nước là rất cao.

 

Một nhà máy điện từ rác thải của Singapore.
Singapore: Biến rác thành điện

Singapore chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn còn 38% được đốt để tạo ra điện và 60% lượng rác thải còn lại được tái chế.

Từ năm 2001, Chính phủ Singapore đã triển khai chương trình xử lý rác thải nhằm tăng tỉ lệ tái chế. Họ đã xây dựng một bãi chôn rác ở đảo Semakau trên phần đất lấn biển. Quy trình chọn lọc và tái chế rác thải đã được giới thiệu đến cho cư dân. Một hệ thống thu gom được ra mắt và các trường học, văn phòng, trung tâm mua sắm và các ngành đều tham gia vào chương trình tái chế này. Đến cuối năm 2005, có tới 56% số hộ gia đình Singapore tham gia chương trình tái chế rác thải.

Singapore cũng đã dùng cách thiêu rác, nhờ đó giảm được lượng rác đổ vào các bãi chôn và cùng lúc có thể tạo ra điện năng để sử dụng. Hiện tại, 4 nhà máy điện từ rác thải của Singapore đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của cả nước. Tỉ lệ tái chế rác hiện ở mức cao là 60%.

Cơ quan môi trường quốc gia Singapore cho biết Singapore đang có kế hoạch xây dựng nhà máy thứ 5 biến rác thải thành điện, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019. 

 

Sân bay quốc tế Kansai xây trên đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác.
Nhật Bản với nhiều cách “biến hóa” rác

Lượng rác thải ở Nhật Bản ước khoảng hơn 45 triệu tấn mỗi năm, xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn lấp rác, nước này buộc phải dựa vào giải pháp đốt rác.

Nhận Bản sử dụng đốt bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Rác thải sau khi phân loại sẽ được treo bên trên lớp đệm tro nóng sủi bọt để những luồng khí nóng thổi qua, giúp truyền nhiệt nhanh và thúc đẩy các phản ứng hóa học diễn ra.

20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá nặng, xi măng, bụi và rác để tạo thêm đất mới. Cả hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều xây trên những hòn đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác. Tại Tokyo, chính quyền thành phố đã cải tạo 249 km2 đất dọc vịnh Tokyo từ các bãi rác.

Theo Hoàng Lâm/baochinhphu.vn 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại876,441
  • Tổng lượt truy cập92,050,170
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây