Học tập đạo đức HCM

Làm giàu ở nông thôn: Trồng "sâm của người nghèo", lãi 200 triệu

Thứ bảy - 05/05/2018 21:51
Câu chuyện làm giàu ở nông thôn: Nhờ bén duyên và kiên trì theo đuổi làm giàu với cây "sâm của người nghèo", lão nông Phạm Thế Hùng ở thôn Phú Lâm, xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đến nay đã có thu nhập đều đều hàng trăm triệu mỗi năm.
 
 

 lam giau o nong thon: trong 'sam cua nguoi ngheo', lai 200 trieu hinh anh 1

Ông Hùng chăm sóc vườn đinh lăng của gia đình ở Thái Bình.

Đến trang trại của ông Hùng vào những ngày này, đi đến đâu chúng tôi cũng thấy xanh mướt một màu của đinh lăng. Trong khắp khu vườn được ông Hùng thiết kế, trồng cây rất khoa học, các cây đinh lăng được trồng theo hàng, lối rất hợp lý và đẹp mắt.

Vừa dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, ông Hùng kể, năm 2010, thực hiện chủ trương củ địa phương không để ruộng hoang hóa, ông nhận đấu thầu các khu đất kém hiệu quả của bà con trong vùng để đào ao thả cá và lập thành vườn để trồng cây nhằm phát triển kinh tế gia đình.

"Do chất đất ruộng chua nên ban đầu trồng cây bị chết nhiều, nuôi cá cũng không lớn mà hay bị thất thoát nhưng tôi không nản, vừa làm vừa nghiên cứu, tìm tòi các cây trồng mới để đưa về làm", ông Hùng nhớ lại.

 lam giau o nong thon: trong 'sam cua nguoi ngheo', lai 200 trieu hinh anh 2

Do nắm bắt được kỹ thuật trồng nên vườn cây của ông Hùng luôn phát triển xanh tốt.

Sau nhiều tháng trăn trở, đầu năm 2012, ông Hùng đã tìm và phát hiện ra cây đinh lăng rất phù hợp với chất đất của địa phương nên đã quyết tâm đi tìm mua cây giống dược liệu này về trồng thử nghiệm ngay. Suốt hơn 1 năm đầu trồng thử nghiệm nhưng các cây đinh lăng không phát triển tốt mà thậm chí nhiều cây còn còi cọc chết dần.

Không nản chí, ông học hỏi kinh nghiệm thực tế của các trang trại trồng dược liệu ở tỉnh bạn và mua các tài liệu khoa học về học kỹ thuật. Trời không phụ công người, về sau ông dần dần đưa những kiến thức đã học được áp dụng vào chăm cây, nhờ thế mà thời gian tiếp theo các cây dược liệu của gia đình ông sinh sôi phát triển rất tốt.

Ngay vụ đầu, 2 mẫu đinh lăng của ông đã cho thu hoạch với sản lượng rất cao, và đặc biệt sản phẩm của ông đều được đối tác quen thu mua hết với giá cao.

Ông Hùng cho hay: Đinh lăng từ khi trồng đến khi được thu hoạch lá và thân khoảng 2 - 3 năm. Hiện, đinh lăng được thu mua với giá 45.000 đồng/kg cây giống và 30.000 đồng/kg gồm thân, lá. Riêng phần củ từ 3 năm trở lên có giá 200.000 đồng/kg. Tổng thu nhập từ trang trại dược liệu của gia đình tôi mỗi năm đạt trên 200 triệu đồng. 

 lam giau o nong thon: trong 'sam cua nguoi ngheo', lai 200 trieu hinh anh 3

Theo ông Hùng, cây đinh lăng cho thu hoạch rất triển để, từ gốc, rễ, thân, lá đều có người mua nên bà con cứ yên tâm trồng để làm giàu.

Ngoài việc trồng đinh lăng, gia đình ông còn trồng thêm các cây dược liệu khác như cà dây leo, hòe... Chia sẻ về bí quyết trồng cây, ông Hùng cho rằng: "Đinh lăng là cây dược liệu cho giá trị cao nhưng quy trình trồng rất dễ, ít tốn kém về phân bón và dễ chăm sóc, trong quá trình trồng bà con không cần phun thuốc kích thích nhưng cây vẫn phát triển xanh tốt. Theo kinh nghiệm trồng đinh lăng của tôi thì bà con chỉ cần bón một ít phân chuồng đã hoai mục và thêm chút phân lân là đủ cho cây phát triển tốt đến khu thu hoạch". 

Nói thêm về thị trường của đinh lăng, ông Hùng cho hay: Đinh lăng là loại cây dược liệu quý, cây cho thu hoạch triệt để từ lá, thân, gốc đều dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh nên được thị trường rất ưa chuộng, tin dùng nên bà con cứ yên tâm trồng để làm giàu.Tuy nhiên, ông Hùng cũng khuyến cáo bà con trước khi trồng nên tìm hiểu kỹ kỹ thuật trồng và tìm đối tác tiêu thụ nhằm đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt nhất và khi bán có nơi tiêu thụ ổn định.
                                                                                                                                                                           Theo danviet.vn

 

 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay57,954
  • Tháng hiện tại888,681
  • Tổng lượt truy cập92,062,410
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây