Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ muối sấy

Thứ bảy - 21/10/2017 18:50
Tự nguyện trả sổ hộ nghèo, ông quyết tâm vượt khó để làm giàu và trở thành chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất muối sấy có tiếng ở ĐBSCL khi đã xấp xỉ 60 tuổi

 


Người đàn ông "vượt lên chính mình" ấy là ông Huỳnh Văn Bé - ngụ khóm Tân Đông B, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Sạt nghiệp vì chim cút

Chúng tôi tìm đến cơ sở chế biến muối sấy của ông Bé đúng lúc nhà máy đang hoạt động hết công suất để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường và tham gia các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp. "Tôi đã lắp đặt 6 chiếc máy sấy hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đủ sản phẩm cung cấp ra thị trường" - ông khoe.

Làm giàu từ muối sấy - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Văn Bé (phải) và con trai nhận giải thưởng chất lượng cho sản phẩm muối sấy do cơ sở của ông sản xuất

Ông Bé cho biết ông đến với nghề làm muối sấy do… sạt nghiệp vì nuôi chim cút đẻ. Năm 1998, ông nuôi khoảng 5.000 con chim cút. Do chim cút bị bệnh chết nên ông lỗ hơn 200 triệu đồng, phải bán nhà, đất để trả nợ tiền vay. Từ một hộ khá giả, gia đình ông được UBND thị trấn Thanh Bình cấp sổ hộ nghèo.

Trong lúc loay hoay khổ sở tìm cách thoát nghèo, ông Bé được một người bà con ở Tây Ninh kêu lên làm muối sấy. "Lúc đó, tôi không tin tưởng lắm vì nghĩ một gia đình mỗi tháng sử dụng không hết một bịch muối khoảng 100-200 g thì làm ra nhiều sản phẩm rồi bán cho ai? Tuy nhiên, do đang tôi bí đường làm ăn nên đành phải đến với nghề làm muối sấy" - ông nhớ lại.

Mẻ muối sấy đầu tiên ông Bé làm khoảng 50-60 kg, vợ con ông phải mang đến tận TP HCM bán trong mấy hẻm nhỏ cho những người ăn với trái cây. Ông kể: "Lúc đó, gia đình tôi cơ cực lắm. Nhiều lúc vợ con tôi đi bán muối, do phải nói chuyện trao đổi với khách trước nhà người ta, gặp chủ nhà khó chịu ra xua đuổi, múc nước tạt ướt hết cả người và muối".

Không cam chịu cảnh nghèo khó, ông Bé quyết tâm tìm tòi để đưa ra những sáng kiến hữu hiệu. Sau 2 năm thử nghiệm, ông tìm ra công thức sản xuất muối sấy mới, phù hợp với khẩu vị đa số khách hàng. Lúc này, vợ con ông không còn phải đi bán muối sấy lẻ nữa, sản phẩm đã được các tiệm tạp hóa, chủ sạp trái cây đặt hàng. Muối sấy do ông chế biến được khách hàng ưa chuộng vì bảo đảm vệ sinh và đạt chất lượng.

"Trong quá trình làm muối sấy, tôi nghĩ rằng muốn sản phẩm tồn tại, không có cách nào khác là phải làm sao thay đổi chất lượng thì mới có thể bán được nhiều, cuộc sống gia đình mới ổn định" - ông Bé tâm sự.

U60 khởi nghiệp

Bước đầu thành công với nghề làm muối sấy, ông Bé cùng vợ con nỗ lực chế biến sản phẩm thêm thơm ngon, chất lượng, an toàn, tiện lợi và mang đi tiêu thụ khắp nơi. Bán được đồng nào, ông tích cóp để dành.

Hơn 6 năm làm muối sấy, bán sản phẩm ở Tây Ninh và TP HCM, ông Bé tích lũy được số vốn kha khá. Năm 2006, ông quyết định trở về quê ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp gầy dựng cơ sở chế biến muối sấy khi đã xấp xỉ 60 tuổi.

Lúc đầu, cơ sở chế biến của ông Bé chỉ sản xuất nhỏ lẻ bằng những công cụ thô sơ, mỗi ngày chỉ cung cấp ra thị trường khoảng 30-50 kg muối sấy. Sau đó, ông quyết định đầu tư thêm vốn mở rộng cơ sở, mua sắm thiết bị hiện đại để bảo đảm sản phẩm làm ra đạt chất lượng, an toàn vệ sinh. Đến năm 2007, sản lượng muối sấy của cơ sở ông Bé làm ra tiêu thụ được 40 tấn và năm 2008 tăng lên 60 tấn.

Cùng thời điểm đó, thương hiệu muối sấy của ông Bé được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Từ đó, sản phẩm của ông ngày một vươn xa, không chỉ ở Việt Nam mà còn sang một số nước trên thế giới. Hiện nay, nhiều tỉnh, thành cả nước đã có nhà phân phối và đại lý muối sấy của ông Bé.

Chúng tôi nhìn quyển sổ ghi số lượng và doanh số hằng năm của ông Bé mà không khỏi thán phục. Từ chỗ chỉ sản xuất khoảng 40 tấn vào năm 2007, đến năm 2014, cơ sở muối sấy này đã cán mốc 500 tấn với doanh thu hơn 15 tỉ đồng. Năm 2015, cơ sở đã sản xuất và tiêu thụ trên 500 tấn muối sấy, doanh thu hơn 20 tỉ đồng, lợi nhuận gần 4 tỉ đồng… Ông Bé tiết lộ: "Sau 10 năm khởi nghiệp với nghề làm muối sấy, trừ chi phí, gia đình tôi lãi được 14 tỉ đồng".

Địa phương tâm đắc, tự hào

Vươn lên từ gian khó nên ông Bé rất thấu hiểu tình cảnh của những người nghèo khổ. Vì vậy, ông rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ người nghèo và học sinh khó khăn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật...

Chúng tôi đã có dịp gặp em Lê Thị Kim Ngọc - lớp 12 Trường THPT Thanh Bình, một trong những học sinh nghèo được ông Bé giúp sức vượt qua khó khăn để tiếp tục đến trường. Ông Lê Văn Ẩm, cha của Ngọc, vốn làm nghề bốc vác cực nhọc, thu nhập không đáng kể, cũng được ông Bé nhận vào cơ sở làm công nhân. "Nếu không có chú Bé giúp đỡ, chắc tôi không nuôi nổi con gái ăn học" - ông Ẩm xúc động.

Ông Bé cho biết hiện nay, cơ sở của ông giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động nhàn rỗi tại địa phương với mức thu nhập 3,6-5 triệu đồng/người/tháng. Công nhân của cơ sở còn được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Hơn 10 năm qua, tổng giá trị tiền mặt và vật chất mà ông Bé giúp đỡ hộ nghèo, những mảnh đời bất hạnh, các hoạt động phúc lợi xã hội đã hơn 3 tỉ đồng. Hai năm nay, ông thường xuyên hỗ trợ khoảng 130 hộ nghèo ở huyện Thanh Bình (mỗi hộ 200.000 đồng/tháng) và tài trợ kinh phí cho Hội Ðông y huyện tổ chức khám chữa bệnh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. "Cuộc đời tôi từng khổ nhiều nên rất đồng cảm và muốn chia sẻ khó khăn với người khác" - ông tâm sự.

 

Ông Nguyễn Điền Dân, Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Bình, cho biết: "Cơ sở sản xuất muối sấy của ông Bé đã thu nhận nhiều lao động địa phương từng có nguy cơ vi phạm pháp luật vào làm việc. Nhờ vậy, những người này đã trở thành lao động tốt, có thu nhập ổn định phụ giúp gia đình. Hằng tháng, ông Bé còn hỗ trợ học bổng, dụng cụ học tập cho học sinh nghèo... Tôi rất tâm đắc, tự hào vì địa phương có được một người như ông Bé". 

Doanh nhân xuất sắc

Từ năm 2010-2017, cơ sở chế biến muối sấy của ông Bé đã được tặng hơn 100 cúp vàng, huy chương vàng, kỷ niệm chương, bằng chứng nhận từ cấp tỉnh đến trung ương và quốc tế.

Riêng ông Huỳnh Văn Bé đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi. Ông còn được trao giải thưởng "Doanh nghiệp mạnh tiêu biểu năm 2017", danh hiệu "Doanh nhân tiêu biểu APEC"; được tôn vinh "Top 12 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu năm 2016", "Gương mặt doanh nhân xuất sắc đất Việt năm 2017"…

 

Theo nld.com.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại845,814
  • Tổng lượt truy cập92,019,543
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây