Học tập đạo đức HCM

Làm nấm khấm khá

Thứ sáu - 24/10/2014 02:48

Nghề làm nấm rơm có mặt ở xã Nhơn An (TX An Nhơn, Bình Định) từ hơn 20 năm trước. Hồi ấy, người dân nơi đây làm nấm rơm quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu tự cung tự cấp và bán loanh quanh trong làng.

Làm nấm khấm khá
Vào meo giống đã 8 ngày, ông Thành chăm sóc đợi ngày nấm mọc

Bây giờ, làm nấm rơm đã trở thành nghề chủ lực, SX quanh năm, cung ứng khắp các thị trường.

Nhiều thôn ở xã Nhơn An làm nấm rơm nhưng chủ yếu tập trung ở thôn Tân Dân. Anh Phan Văn Hậu, một người dân thôn này dù mới 37 tuổi nhưng đã có thâm niên hơn 10 năm làm nấm. Theo anh Hậu, làm nấm rơm nặng nhọc, nhưng phải chịu khó thì mới có thể bám nghề lâu dài.

“Hồi xưa, ông bà chúng tôi SX nấm rơm chủ yếu để làm thức ăn hàng ngày, thừa mới bán cho hàng xóm. Bây giờ, chúng tôi làm theo hướng kinh doanh, SX diện tích lớn nên phải sắm bơm nước, phương tiện để chở rơm, chở sản phẩm đi bán”, anh Hậu nói.

Nghề nấm rơm ở Nhơn An bây giờ làm quanh năm, cả mùa nắng lẫn mùa mưa. Mỗi tháng làm 4 đợt, cả năm làm được khoảng 50 đợt. Mỗi đợt, từ khi vào meo giống đến khi thu hoạch xong kéo dài khoảng 17 ngày.

Nghỉ ngơi khoảng 4 - 5 ngày, lại lên vồng, vào meo, làm đợt nấm mới. Khó nhất của nghề làm nấm rơm hiện nay là mua rơm. Trước đây, Bình Định còn làm 3 vụ lúa/năm thì rơm còn nhiều. Bây giờ, nhiều diện tích đã chuyển làm 2 vụ lúa/năm.

Thêm vào đó, nghề trồng dưa hấu hiện nay cũng rất cần rơm để lót dưa vận chuyển đi bán, nên rơm rất khan hiếm. Do đó, người trồng nấm phải mua rơm dự trữ thường xuyên để SX không bị đứt quãng.

Anh Phan Văn Hậu, người đang làm 13 sào nấm rơm cho biết thêm: “Với 13 sào nấm tôi phải lên 20 vồng, mỗi vồng dài 8 m, ngang vừa 1 bó rơm (khoảng 5 cm). Mỗi năm 2 mùa lúa, tôi phải mua đến 30 ha rơm mới có đủ làm. Hiện nay, giá rơm dao động từ 450.000 - 500.000 đ/sào”.

Ông Lê Văn Bảy, một trong những người đầu tiên làm nấm rơm ở thôn Tân Dân, chia sẻ: “Sau khi rơm được ngâm nước, chúng tôi vớt lên để ráo, rồi vun vồng cao khoảng 2 cm. Sau khi vun vồng, chúng tôi đốt cháy những sợ rơm lè phè quanh vồng để diệt khuẩn, sau này thu hoạch thuận lợi hơn.

09-39-05_dsc_1425
Nông dân Nhơn An làm nấm quanh năm

Meo giống được mua ở TP.HCM. Với 13 sào nấm tôi phải mua 30 bì meo, lúc vun vồng cũng là lúc cho meo giống vào rơm. Vào meo hoàn tất, chúng tôi phủ lên những vồng nấm 1 lớp rơm khô. Làm nấm không sử dụng phân, thuốc BVTV, chỉ có tưới, trời mưa thì ủ bạt. Khoảng 12 ngày sau bắt đầu thu hoạch”.

“Xã Nhơn An ngoài nổi tiếng với cây mai xuân, còn được xem là vùng làm nấm rơm trọng điểm của cả tỉnh. Ở các thôn Tân Dân, Trung Định, Tân Dương… hiện có trên 50 hộ làm nghề này, giải quyết việc làm cho khoảng 200 lao động. Nhờ nghề trồng nấm rơm phát triển mạnh nên sản phẩm phụ sau thu hoạch (rơm, rạ) được các hộ trồng nấm thu mua hết với giá cao, nông dân có thêm thu nhập”, ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn An.

Theo những người làm nấm rơm ở Nhơn An, mỗi sào bình quân thu được 15 kg nấm. Hiện nay, giá nấm rơm trên thị trường dao động từ 40.000 - 50.000 đ/kg.

Anh Phan Văn Hậu, tính toán: “Mỗi sào nấm chi phí 450.000 đồng tiền rơm, 60.000 mua meo giống. Mỗi sào nấm bán được 750.000, còn lãi được 300.000. Mỗi đợt nấm 17 ngày tôi lãi ròng gần 4 triệu đồng, mức thu nhập này là khá cao”.

Theo anh Hậu, đầu ra của nấm rơm đang rất “thênh thang”. Tại những chợ đầu mối đều có những thương lái chuyên thu mua nấm, sau đó vận chuyển đi bán khắp các thị trường trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

“Riêng chợ Bình Định (phường Bình Định, TX An Nhơn), mỗi ngày tiêu thụ đến 2 tấn nấm. Vào những ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng, ai có nấm bán thì trúng to, bởi trong những ngày này nhiều người ăn chay nên nấm bán rất có giá”, anh Hậu cho hay.

Ông Huỳnh Ngọc Thành, trưởng thôn Tân Dân, nhớ lại: “Riêng thôn Tân Dân đã có đến 30 hộ làm nấm. Rằm tháng 7 vừa qua, người làm nấm ở đây trúng to, nấm lên giá đến trên 80.000 đ/kg. Những hộ làm diện tích lớn thu lãi đến 30 - 40 triệu đồng”.

Cũng như trồng dưa hấu, nấm rơm không thể làm 2 vụ liền trên cùng 1 chân đất, nên người làm nấm rơm cũng phải “du canh”, đi thuê đất khắp nơi để làm nấm. “Nếu là đất người ta đang SX thì chúng tôi phải thuê đến 1 triệu đ/sào/ vụ (3 tháng), đang thời điểm đất nghỉ ngơi giữa 2 vụ lúa thì giá thuê chỉ 200.000 đ/sào vụ. Làm nấm khấm khá thật, nhưng chúng tôi thường phải xa nhà vì phải thuê đất ngoài địa phương mới có thể SX liên tục năm này sang năm khác”, anh Hậu nói.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,255,408
  • Tổng lượt truy cập88,610,478
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây