Học tập đạo đức HCM

Lao đao cùng cây mía

Thứ bảy - 02/02/2013 09:21
Hơn 20 năm cây mía được xem là "vị cứu tinh” xóa đói, giảm nghèo cho nhiều địa phương ở xứ Thanh. Nhưng 2 mùa vụ mía gần đây, người dân luôn phải "lao đao” cùng cây mía, thậm chí một số người đã tính đến bài "đoạn tuyệt” với cây xóa đói giảm nghèo này.

 
 
Người nông dân lao đao vì giá mía thấp
 
Sau gần 3 giờ đồng hồ "ngược ngàn”, chúng tôi đến huyện vùng cao Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Trong lúc người dân mọi nơi đang rục rịch đón chào năm mới Quý Tỵ, thì người dân ở đây vẫn đang tất bật bên những cánh đồng mía - nguồn lợi kinh tế chính của mỗi gia đình, yếu tố quyết thành cho một cái tết no đầy của người nông dân. Nhưng trên những cánh đồng mía thiếu vắng những tiếng nói, tiếng cười thiếu những chuyến xe tấp nập "ắp đầy”  mía như những năm nào...
Anh Quách Văn Thẩm (53 tuổi) xã Kiên Thọ cho biết:  Gia đình anh với 7 nhân khẩu hiện đang trông đợi vào 1,4 sào mía. Những năm trước, nguồn lợi mà gia đình anh thu lại được từ cây mía khoảng 60-65 triệu đồng. Nhưng hai mùa vụ gần đây, giá mía thì rẻ mạt lại cộng với thời tiết không thuận…trừ chi phí giống má, phân bón, thuê nhân công thu hoạch thì con số còn dư cũng gần xấp xỉ về không. 
 
Theo ông Trương Minh Đạt, Chủ tịch UBND xã Kiên Thọ này là một trong hai xã có diện tích mía lớn nhất của cả huyện Ngọc Lặc với 373 hộ trồng mía, trên tổng diện tích 550 ha. Là một trong những xã đầu tiên gắn bó với cây mía rất sớm, đồng thời cùng với sự ra đời của nhà máy mía đường Lam Sơn vào giữa những năm 80, nhưng trước việc liên tiếp hai mùa vụ mía gần đây thất bát, xã đã tính đến bài chuyển đổi một phần diện tích trồng mía sang trồng cây lương thực khác.
 
Còn bà Nguyễn Thị Lan Anh, chuyên viên phòng nông nghiệp huyện Ngọc Lặc cho biết hai vụ mía gần đây, bà con gặp  nhiều, khó khăn cùng cây mía. Vì sao như vậy? Bà Lan Anh cho biết: Vụ mía năm ngoái, nguyên nhân bắt nguồn từ Nhà máy mía đường Lam Sơn lắp đặt thêm hệ thống dây chuyền sản xuất số 2, dẫn đến diện tích mía thu hoạch muộn, với 1025ha chiếm 26% tổng diện tích, khiến sản lượng 2011-2012 giảm so với vụ mùa năm 2010-2011 là 2,0 tấn/ha. Năng suất giảm, khiến người nông dân gặp khó. Phía nhà máy đường đã có hình thức hỗ trợ nhất định đối với bà con nhân dân có diện tích mía thu hoạch muộn. Cụ thể là, 100 nghìn đồng/ tấn, 1000 kg phân bón/ha. Sau thu hoạch đã thanh toán xong tiền hỗ trợ cho bà con nhân dân. Bước sang mùa vụ năm 2012-2013, toàn huyện mới chỉ thu hoạch được 1/3 diện tích mía, nhưng do thu hoạch sớm để kịp tiến độ mùa vụ tiếp theo, dẫn đến mía thu hoạch còn chưa đủ ngày, mía non, độ đường giảm, cộng với đó là sự chuyển đổi hình thức thu mua của Nhà máy mía đường Lam Sơn khiến giá trị thu về từ cây mía cho bà con nông dân giảm.
Nếu như những mùa vụ về trước, nhà máy thu mua mía với mức giá sàn là 900 đến 950 nghìn đồng/tấn. Nhưng kể từ ngày 1-1-2013 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ra thông báo không thu mua mía với mức giá sàn nữa mà chỉ chấp nhận thu mua theo mức giá 10cc, tức là bỏ cách tính theo giá sàn mà chỉ tính theo độ đường, điều này đã khiến bà con không đồng tình. Bởi nếu tính theo độ đường với thực tế năm nay, thời tiết không thuận, một phần lớn diện tích đã mất do đợt lũ hồi đầu tháng 9, mưa rét kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây mía, hơn nữa, lại thu hoạch non do mùa vụ trước thu hoạch muộn, khi cây mía mới chỉ đạt 7-8 tháng…là những nguyên nhân khiến độ đường thấp. Với cách tính mới thì trung bình chưa đạt 700 nghìn đồng/ tấn, là những khó khăn lớn đối với bà con.
 
Cũng theo bà Lan Anh, huyện đã có buổi làm việc cụ thể với phía Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, phía công ty cũng đã hứa sẽ có sự hỗ trợ nhất đình cho bà con. 
 
Chẳng biết, với lời hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho bà con nông dân sẽ như thế nào, nhưng với thực tế, cách tính thu mua mía mới đối với bà con nông dân của nhiều xã vùng, nhiều huyện miền do công ty thu mua sẽ là sự thiệt thòi không nhỏ, trong khi nguyên nhân phần nhiều xuất phát từ phía công ty. Thiết nghĩ, khi "hưng” thì bà con cùng doanh nghiệp cùng "thịnh”, khi khó khăn, thất bát thì rất cần sự đồng thuận sẻ chia. Có như vậy, sự gắn kết mới trở nên bền vững và lâu dài được.
ĐÌNH GIANG
Nguồn:daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập755
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,407
  • Tổng lượt truy cập93,174,071
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây