Học tập đạo đức HCM

Lợi ích nhóm thâu tóm ở tỉnh

Thứ sáu - 06/07/2012 05:04
Doanh nghiệp (DN) nhỏ bị bỏ rơi, DN lớn được ưu ái vì những thu nhập phi chính chức của lãnh đạo tỉnh, quá trình phân cấp nảy sinh nhiều lãng phí... là những vấn đề được chỉ ra trong Báo cáo nghiên cứu “Động lực thúc đẩy cải cách kinh tế tại Việt Nam”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 5-7.

DN nhỏ bị bỏ rơi

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó ban Pháp chế VCCI, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng, đồng hành và không đi ngược lại chính quyền ở các tỉnh trong nỗ lực cải cách kinh tế ở địa phương.

Tuy nhiên, trong khi ở Bắc Ninh DN lớn đóng vai trò quan trọng vào quá trình cải cách, thì ở Đồng Tháp là DN nhỏ và vừa.

Tại Hưng Yên và Cà Mau các DN lớn không đóng vai trò “đầu tàu” cải cách, mà chỉ vận động hành lang riêng vì lợi ích của họ; nhất là ở Cà Mau, DN nhỏ gần như không được quan tâm vì “thấp cổ, bé họng”.

Lấy ví dụ ở Cà Mau, ông Tuấn bình luận: “Cà Mau có thế mạnh về đầu tư nuôi trồng thủy sản, nên chính quyền của tỉnh này gần như chỉ tập trung vào các nhu cầu của ngành thủy sản và cung cấp điều kiện ưu đãi cho một số DN lớn. Còn có những hiệp hội ngành nghề khác, 4 năm gần đây hầu như không đối thoại với chính quyền tỉnh”.

Hay ở Hưng Yên, DN nhỏ và vừa có cảm nhận chính quyền địa phương ít quan tâm tới họ, tiếng nói của họ chưa có giá trị. Mặt khác, chính quyền tỉnh này cũng thừa nhận, họ đã quá chú trọng vào các dự án và đề xuất từ các DN lớn ở ngoài tỉnh đầu tư vào địa phương.

Theo nhóm nghiên cứu, DN địa phương rất bất bình về ưu đãi tiếp cận đất đai dành cho DN lớn từ các tỉnh khác và DN FDI.

“Trong vài trường hợp, nhà đầu tư triển khai dự án quy mô nhỏ hơn, thời gian ngắn hơn so với cam kết để tận dụng ưu đãi, rồi chuyển nhượng dự án cho một pháp nhân khác để trục lợi. Thực trạng này không chỉ ở Hưng Yên” - ông Tuấn cảnh báo.

Theo nhóm nghiên cứu, việc chính quyền địa phương “ưu ái” DN lớn hơn vì những cơ hội có “thu nhập phi chính thức”.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng, DN lớn được ưu ái, vì nó đem lại “một số lợi ích gì đó” cho lãnh đạo chính quyền. Đây chính là “lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ” mà hiện nay, không chỉ còn rất mạnh ở địa phương, mà ở Trung ương cũng không phải là ít.

Mỗi tỉnh có lối đi riêng

TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết, quá trình nghiên cứu, có người nói quá trình phân cấp ở Việt Nam vượt ngoài tầm kiểm soát.

Hiện ở địa phương nổi lên về sự lãng phí đầu tư công, đặc biệt là xây dựng quá nhiều sân bay, cảng biển, khu công nghiệp. Các tỉnh quá quan tâm vào thu hút FDI mà quên đi DN trong nước.

Theo bà Hằng, sự phân cấp cho các tỉnh là chìa khóa của sự thành công. Tuy nhiên, việc cho phép các tỉnh tìm lối đi riêng liệu có phải là yếu tố then chốt tạo nên những bước đi tiến bộ của Việt Nam trong phát triển thể chế và kinh tế. Điều này rất khó chứng minh, vì chúng ta không thể kiểm tra qua các dữ kiện phản biện.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng, tính năng động, tự chịu trách nhiệm của cấp tỉnh thể hiện rõ trong quá trình phân cấp. Tuy nhiên, mặt trái của nó là đầu tư lãng phí, và đất đai là vấn đề cần quan tâm.

Ông lưu ý, sự điều hòa, phối hợp giữa T.Ư và địa phương, địa phương với địa phương còn yếu. “Không để địa phương chỉ có cạnh tranh mà không hợp tác với nhau. Thứ nữa, phải công khai minh bạch về thông tin, anh làm cái gì thì trên phải biết, chứ một tỉnh một công trường, đến lúc tóe loe ra rồi trên mới biết thì lúc đó quá chậm rồi”.

 

Báo cáo do VCCI phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển –IDS (Đại học Sussex, Vương Quốc Anh) thực hiện, chọn 2 cặp tỉnh ở đồng bằng sông Hồng là (Bắc Ninh, Hưng yên) và đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp và Cà Mau), có một số nét tương đồng các điều kiện kinh tế, xã hội.

Báo cáo ngoài dựa vào chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong vòng 5 năm lại đây; mỗi tỉnh, nhóm nghiên cứu phỏng vấn cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo DN, với hơn 120 cuộc phỏng vấn cả lĩnh vực công-tư.

Theo tienphong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay23,426
  • Tháng hiện tại405,449
  • Tổng lượt truy cập90,468,842
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây