Học tập đạo đức HCM

Mất ngủ vì mai nở sớm

Thứ tư - 02/01/2013 02:08
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Tỵ nhưng hiện nay, khá nhiều vườn mai ở Thừa Thiên - Huế, Bình Định đã nở rộ. Theo nhiều chủ vườn, đây là điều hiếm thấy xảy ra trong gần 10 năm trở lại đây.

Nhiều chủ vườn mai ở Huế và Bình Định đang đối diện với nguy cơ mất mùa vì mai nở sớm.

Tại Thừa Thiên - Huế, theo tìm hiểu, từ đầu tháng 10 âm lịch đến nay, nhiều vườn mai kiểng từ trồng chậu đến trồng vườn xuất hiện tình trạng nở rộ. Điển hình như vườn mai của ông Nguyễn Văn Khăng ở đường Quảng Tế, phường Thủy Xuân có gần 1.000 gốc mai nhưng phần lớn đã nở từ gốc đến ngọn; vườn mai của gia đình ông Lê Văn Thức (tổ 20, khu vực 5, phường Thủy Xuân), ông Trần Dũng (đường Nguyễn Chí Thanh - TP.Huế) và nhiều vườn khác cũng gặp tình cảnh tương tự.

Trong khi đó, tại Bình Định, nắng nóng kéo dài suốt mùa mưa khiến 5 làng nghề chuyên trồng mai tại xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) là Háo Đức, Thanh Liêm, Trung Định, Tân Dương, Thành Thái đứng trước nguy cơ thất thu do mai nở sớm.

Ông Đỗ Văn Khoa, một trong những "lão làng" trong nghề trồng mai tại "thủ phủ mai" Háo Đức rầu rĩ nói: "Trong số 700 chậu mai kiểng mà gia đình tỷ mỷ chăm sóc suốt năm qua, đã có 3/4 số chậu nở hết loạt hoa đầu tiên, kiểu này thì coi như Tết năm nay nhà tôi mất trắng, bởi mai nở sớm khiến chất lượng hoa thấp, bán rất khó".

Không giấu được tâm trạng âu lo trước diễn biến thời tiết bất thường, ông Hạnh Phúc, người có 11 năm trồng mai tại Thanh Liêm lắc đầu nói: "Năm nay có một tháng nhuận nên Tết đến muộn. Trong khi trời mưa khá ít, không lạnh mà nắng nóng kéo dài, làm mai bóc vỏ trấu, đâm nụ sớm. Tình trạng này khiến việc mua bán mai tại Nhơn An khó khăn hơn mọi năm khá nhiều, thậm chí mất trắng".

Theo thống kê, tại Nhơn An, hiện có trên 1.500/2.500 hộ trồng mai, doanh thu bình quân đạt 8-9 tỉ đồng/năm. Riêng thôn Háo Đức có tới 99% hộ dân sống bằng nghề trồng mai. Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết khắc nghiệt, mai nở rộ như hiện nay thì nguy cơ mất mùa mai Tết ngày càng hiện rõ.

Trường Sơn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay10,684
  • Tháng hiện tại324,374
  • Tổng lượt truy cập90,387,767
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây