Học tập đạo đức HCM

Một công trình hành chính đang… hành dân

Thứ năm - 31/01/2013 20:31
Nhiều người dân có đất ở huyện Chơn Thành, Bình Phước đang lâm cảnh điêu đứng vì dự án quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính xã Thành Tâm (Chơn Thành).

Lý do mà người dân đưa ra là vườn cao su 12 năm tuổi đang cho thu hoạch ổn định hàng chục triệu đồng/tháng bị giải toả trắng nhưng cơ quan chức năng chưa xem xét việc thẩm định giá trị để bồi thường cũng như việc bố trí tái định cư.

Bồi thường giá rẻ bèo

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Minh Trung (ngụ ấp Phú Thuận, xã Phú An, Bến Cát) và 3 hộ dân khác gồm: Nguyễn Phú Hữu, Hoàng Hữu Hoàn, Hải Xuân Trình cho biết đã mua vườn cao su diện tích hơn 6500 m2 (hiện đã hơn 12 năm tuổi) từ nhiều năm trước và đã được cấp sổ đỏ. Khi thực hiện dự án này cơ quan chức năng huyện Chơn Thành không công bố, công khai quy hoạch chi tiết cũng như việc thông báo giá đền bù đất…

Có lần họp dân, cơ quan chức năng cho biết sẽ thu hồi sâu vào trong mỗi bên đường 45 m (và cung cấp bản đồ) tại khu vực thực hiện dự án thuộc ấp 2 xã Thành Tâm. Thế nhưng, nay không hiểu vì uẩn khúc gì mà đổi ý chỉ thu hồi riêng phần đất dãy bên phải (hướng từ QL13 vào), còn bên trái thì không bị thu hồi.

Theo ông Trung và các hộ dân: Nếu thu hồi đất để làm đường giao thông thì chúng tôi tự nguyện hiến đất mà không cần bồi thường. Còn thu hồi để làm các công trình phúc lợi thì sẵn sàng chấp hành mà không khiếu nại. Trong khi đất của chúng tôi bị thu hồi để làm Khu tái định cư vì mục đích kinh doanh thì chúng tôi không đồng ý việc bồi thường với giá quá bèo như hiện nay.


Đất vườn cao su 12 năm tuổi cho sản lượng mủ cao nhất ngay sát QL 13 có giá thị trường nhiều tỉ đồng nhưng chỉ được định giá có 36.000đ/m2

Ông Trung cho biết thêm, hơn 2560 m2 đất cao su của ông mỗi tháng cho thu nhập cũng cả chục triệu đồng. Ngoài ra, giá thị trường vườn đất cao su hiện cũng bán được hơn 1,6 tỉ nhưng chỉ được bồi thường với giá rẻ như… bèo có 36.000đ/m2. Điều vô lý ở chỗ là vườn cao su đã 12 năm tuổi nhưng cơ quan chức năng chưa thẩm định giá trị khai thác để bồi thường cho hợp lý mà chỉ áp đặt có 360.000đ/cây là không ổn. Ngoài ra, việc bố trí tái định cư cũng không được đoái hoài tới khiến gia đình ông mất ăn, mất ngủ nhiều ngày qua. Hơn nữa, điều mà người dân hoài nghi là hiện trụ sở của UBND xã Thành Tâm đã xây xong, dự án này chỉ có 2 người dân được hỗ trợ tái định cư nhưng UBND huyện Chơn Thành lại thu hồi chỉ riêng 4 hộ đã tới hơn 6.500m2 đất để làm khu tái định cư?

Ngoài ra, người dân có đất bị thu hồi chỉ được đền bù có 36.000đ/m2 nhưng giá đất mà người dân nghe thông báo được…“hưởng” chính sách tái định cư lại lên tới… 700.000đ/m2 gấp tới gần… 20 lần. Cùng một mảnh đất bị thu hồi mà phải mua lại với mức chênh lệch tới gần 20 lần là điều phi lý.

Làm trái chỉ đạo của tỉnh?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 17/11/2011 ông Phạm Văn Tòng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, đã có Quyết định 2558 về việc phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án hành chính xã Thành Tâm. Quyết định này cũng nêu rõ “những tài sản chưa được quy định, Hội đồng bồi thường phải đề xuất gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định…".

Theo người dân, trong trường hợp này hợp đồng bồi thường chưa xem xét và định giá vườn cao su của họ. Quyết định cũng nêu việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là “phải hỗ trợ bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích bị thu hồi”. Tuy nhiên hợp đồng bồi thường chỉ hỗ trợ đào tạo nghề có 3 triệu đồng/tháng (chỉ hỗ trợ 1 tháng) và hỗ trợ ổn định đời sống SX có 3,6 triệu đồng/người và chỉ tính 1 tháng... Không những thế, theo Quyết định 2558 về chính sách tái định cư nêu rõ: “Các hộ tiếp giáp QL13 được xét tái định cư tại chỗ, các hộ còn lại đựơc bố trí tái định cư nơi quy hoạch phân lô của dự án (200m2/lô). Tuy nhiên cho đến nay 4 hộ dân kể trên dù có đất tiếp giáp với QL13 nhưng chưa được xem xét việc tái định cư theo tinh thần của UBND tỉnh Bình Phước”.

Một luật sư cho biết, việc hợp đồng bồi thường áp dụng khung giá đất ở xã trung du làm cơ sở bồi thường cho người dân Thành Tâm trong phạm vi dự án cũng chưa đúng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân. Bởi lẽ, Dự án hành chính xã Thành Tâm này có phía Đông giáp QL13 - phía Tây giáp Khu dân cư và đất của Cty TNHH World Tec Vina; phía Nam giáp Khu dân cư hiện hữu và phía Bắc giáp đất của dân. Như vậy, nếu xác định vị trí để áp khung giá đền bù thì phải là đất của xã đồng bằng mới chính xác. Mà mức giá đền bù giữa xã đồng bằng và xã trung du chênh lệch nhau rất nhiều…
 

Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập508
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,247
  • Tổng lượt truy cập92,043,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây