Học tập đạo đức HCM

Mùa chế biến cá cơm: Người dân lại lo ô nhiễm

Thứ ba - 14/07/2015 03:25
Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều cơ sở chế biến cá cơm ở một vài địa bàn ven biển phát triển nghề cá của tỉnh Bình Thuận (TP. Phan Thiết, TX. La Gi, huyện Tuy Phong) ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của những người dân quanh vùng.

Hàng trăm cơ sở chế biến nguy cơ gây ô nhiễm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 250 cơ sở chế biến cá cơm, hải sản, kho đông lạnh tập trung chủ yếu tại phường Mũi Né, TP. Phan Thiết (127 cơ sở), xã Tân Bình, thị xã La Gi (70), xã Phước Thể, huyện Tuy Phong (16)… Hầu hết các cơ sở chế biến cá cơm thuộc hộ đăng ký kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát, lại nằm xen lẫn trong khu dân cư; số tự phát thì không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận. Theo phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các cơ sở trên thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Thông thường, thời điểm hoạt động nở rộ của cơ sở cá cơm từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm đã trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây bức xúc dân cư, cử tri thường xuyên phản ánh tình trạng gây ô nhiễm do mùi hôi, nước thải. Tại xã Tân Bình, theo phản ánh của nhiều hộ dân về tình trạng trên, Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) cùng Phòng TN&MT La Gi trong một đợt khảo sát 39 cơ sở chế biến ở đây cho thấy, hầu hết các cơ sở không có hệ thống thu gom, xử lý khí thải, chất thải; nước thải được thu gom xử lý sơ bộ bằng hố ga, xả trực tiếp ra khu vực xung quanh, chảy ra biển hoặc cho tự thấm. Sở TN & MT đã lấy 10 mẫu nước giếng đào, giếng khoan 5 cơ sở chế biến cá cơm và 5 hộ dân xung quanh khu vực này phân tích. Kết quả, 2 mẫu nước giếng đào chỉ tiêu Amoni vượt quy chuẩn cho phép (QCCP) 0,62 lần, Coliforms vượt QCCP 0,6 lần; 8 mẫu nước giếng khoan còn lại chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Chất lượng nước ngầm tại khu vực chế biến cá cơm so quy định Bộ TN & MT hầu hết nằm trong giới hạn QCCP; riêng một số thông số khác “báo động đỏ” như:  COD vượt  QCCP từ 0,5 - 11,1 lần, Amoni vượt 0,2 - 47,7 lần, Coliform vượt 0,3 - 79 lần. Do đó, chất lượng nước ngầm ở khu vực khảo sát chỉ phù hợp dùng cho mục đích phục vụ sản xuất nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý. Đối với nguồn nước giếng cũng phải áp dụng công nghệ xử lý mới đảm bảo trước khi sử dụng ăn uống, sinh hoạt. Theo nhận định của sở, trong thời gian qua, còn khá nhiều cơ sở chế biến cá cơm ở đây thiếu biện pháp xử lý chất thải, nhất là nước thải, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tại khu vực…

Phơi cá cơm, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Đối với 3 khu vực “nhạy cảm” trên (Mũi Né, Tân Bình, Phước Thể), Sở TN&MT đã nhiều lần phối hợp lực lượng Cảnh sát môi trường, địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật bảo vệ môi trường cho hàng trăm cơ sở, cũng như tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường chưa có chuyển biến tích cực, nước thải chưa được thu gom, xử lý triệt để.

Sớm xây dựng cụm công nghiệp, thu hút cơ sở chế biến

Để giải quyết vấn đề trên, liên sở TN&MT, Công Thương đã có tờ trình được UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (chế biến cá cơm…) vào cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung theo quy hoạch ở từng địa phương. Hiện tại, Tuy Phong đã quy hoạch mở rộng khu làng nghề chế biến hải sản có mùi tập trung hơn 10 ha tại xã Phú Lạc, bước đầu huyện hỗ trợ 1 tỷ đồng tạo điều kiện di dời 16 hộ chế biến cá hấp ở xóm Cồn, xã Phước Thể vào làng nghề trong năm nay. Còn ở TX. La Gi, Cụm công nghiệp Tân Bình 1 do một công ty cổ phần trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư đã khởi công xây dựng hơn 1 năm nay chưa hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng khu 10 ha ban đầu trong tổng thể 50 ha, nên chưa thu hút 70 cơ sở cá cơm. Các ngành chức năng, địa phương ở đây đang tiếp tục vận động hàng chục cơ sở đăng ký vào cụm công nghiệp để khi cụm hoàn thành thuận tiện di dời, theo kế hoạch của tỉnh trong 2 năm (2015, 2016). Đối với TP. Phan Thiết, UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố chủ trì, phối hợp sở ngành, địa phương sớm triển khai quy hoạch, mời gọi chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp chế biến thủy sản, xây dựng lộ trình di dời 127 cơ sở chế biến cá cơm, hải sản đang nằm xen kẽ trong khu dân cư địa bàn thành phố. Tỉnh yêu cầu trước mắt các cơ quan chức năng huyện, thành phố tăng cường giám sát, kiểm tra để xử lý nghiêm, kể cả đình chỉ hoạt động các cơ sở chế biến hải sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang trong mùa vụ chính đến cuối năm…

T. Khoa 
Theo Báo Bình Thuận
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,888
  • Tổng lượt truy cập92,040,617
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây