Học tập đạo đức HCM

Mùa vải thiều thắng lợi ở Bắc Giang: Thu 1.000 tỷ đồng/tuần!

Thứ tư - 27/06/2018 10:30
Nếu như ngày 20.6, người trồng vải thiều ở Bắc Giang đạt doanh thu 3.600 tỷ đồng, thì chỉ chưa đầy 1 tuần sau đã tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng, lên 4.700 tỷ đồng. Đây thực sự là mức tăng trưởng ấn tượng của mùa vải “được mùa nhưng không rớt giá”.

Cuối vụ vẫn nhộn nhịp

Tính đến hết ngày 25.6, tổng số lượng vải thiều đã tiêu thụ của toàn tỉnh Bắc Giang là 183.836 tấn, doanh thu ước đạt 4.700 tỷ đồng. Trong đó, vải sớm 43.570 tấn (đã tiêu thụ hết), vải chính vụ 140.266 tấn, dự kiến còn khoảng 10-15 ngày nữa là hết vụ.

Vải thiều tươi của Bắc Giang đang được tiêu thụ toàn quốc. Những địa phương tiêu thụ vải với số lượng lớn là các tỉnh  phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, chủ yếu thông qua các thương nhân phân phối, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị như Coop.Mart, Big C, Happro…

 mua vai thieu thang loi o bac giang: thu 1.000 ty dong/tuan! hinh anh 1

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là kết thúc mùa vải thiều ở Bắc Giang, tuy nhiên thời điểm này hoạt động mua bán vẫn diễn ra tấp nập. Ảnh: Trần Quang

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Bắc Giang), trong ngày 25.6, một số công ty tiến hành xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga khoảng 40 tấn và Nhật Bản 20 tấn vải thiều.

Đây là số vải thiều được thu mua tại một số xã của huyện Lục Ngạn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và có tem nhãn truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Việc tiêu thụ vải thiều năm nay, ngoài thị trường truyền thống Trung Quốc, tỉnh Bắc Giang cũng đã và đang chú trọng khuyến khích khai thác, mở rộng thị trường trong nước (chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng...) và thị trường nước ngoài như: EU, Liên bang Nga, Australia, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản... Trong đó riêng thị trường Trung Quốc đã nhập khẩu 86.500 tấn, doanh thu hơn 115 triệu USD. Xuất khẩu vào các thị trường khác trên 500 tấn.

Hiện vẫn còn 178 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm thu mua để xuất hàng sang thị trường Trung Quốc. Tổng số điểm cân vải trên toàn tỉnh đến nay còn trên 500 điểm, trong đó tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn với trên 394 điểm, gồm các điểm cân lớn đóng thùng xốp xuất sang Trung Quốc, miền Nam...

Bên cạnh đó còn có các điểm cân nhỏ chủ yếu đặt tại phố Kim, xã Phượng Sơn; khu vực Cầu Cát, xã Nghĩa Hồ; ngã 3 phố Kép xã Hồng Giang; phố Lim xã Giáp Sơn; thôn Mai Tô, xã Phì Điền; phố Chợ, xã Tân Sơn... và các điểm cân là xe cóc dọc các tuyến đường mang đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận.

Ông Giáp Văn Thành - hộ dân trồng vải ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn) thông tin, mấy ngày hôm nay giá vải thiều tăng lên và rất dễ bán, được các thương lái tranh nhau thu mua.

Ông Thành chia sẻ, nhà ông có 300 gốc vải thiều, sản lượng dự kiến khoảng trên 10 tấn. Lúc mới đậu quả thấy vải thiều được mùa, người dân ai cũng lo khi thu hoạch sẽ rơi vào cảnh “được mùa rớt giá”. Song, thực tế vụ vải này vừa được mùa lại vừa được giá. Đặc biệt, vải thiều đem ra chợ còn cực kỳ dễ bán, nhất là các loại vải đẹp, chất lượng cao.

Vải thiều sang châu Âu “đón” World Cup

Vụ vải thiều năm nay, Công ty CP Otas Global (Hà Nội) liên kết với HTX Nông nghiệp Hồng Giang (xã Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang) xây dựng chuỗi quản lý khép kín từ sản xuất tới sơ chế bảo quản phục vụ xuất khẩu.

Toàn bộ diện tích vải sản xuất theo GlobalGAP đã được “số hóa” về dữ liệu quản lý sản xuất, có hệ thống camera giám sát ngay tại đồng ruộng, đảm các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và không tồn dư thuốc BVTV.

Otas Global đặt mục tiêu đưa vải thiều Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Úc... Trong đó, đơn vị này đặt trọng tâm nhất vào thị trường EU bởi Worldcup đang diễn ra tại Nga chính là cơ hội lớn cho quả vải Việt Nam.

Cải GlobalGAP tại HTX Hồng Giang đang được Otas Global thu mua với giá cố định 27.000 đồng/kg.              

L.B

Hiện giá một số vật tư dịch vụ phụ trợ tiêu thụ vải đã giảm. Cụ thể, thùng xốp loại to hiện có giá khoảng 40.000 đồng/sản phẩm, giảm gần một nửa so với lúc cao đỉnh điểm; thùng xốp loại nhỏ và đá cây có giá khoảng 28.000 đồng/sản phẩm, giảm 7.000 đồng so với đầu vụ. Đây là mức giá thấp kỷ lục, lần đầu được ghi nhận trong vụ vải thiều năm nay.

Nguyên nhân là do các cơ quan chức năng đã tăng cường biện pháp quản lý, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, điểm cân vải thiều đã chủ động ký kết hợp đồng cung ứng với giá ổn định, một số đơn vị chuyển sang dùng thùng gỗ, khay nhựa thay thế thùng xốp trong bảo quản, vận chuyển vải thiều...

Việc thùng xốp, đá cây giảm giá bán đã tác động tích cực, giúp giá vải thiều tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/kg. Hiện, các điểm cân tại huyện Lục Ngạn  thu mua vải thiều ở mức từ 10.000 – 25.000 đồng/kg, tùy loại.

Hỗ trợ hiệu quả

Mùa vải năm nay, nhờ sự chủ động của các lực lượng  như công an, đội trật tự giao thông… nên không xảy ra hiện tượng tắc đường mà chỉ xảy ra hiện tượng lưu thông chậm tại một số khu vực tập trung nhiều điểm cân vải dọc Quốc lộ 31 như: Phố Kim, xã Phượng Sơn; Cầu Cát, xã Nghĩa Hồ; ngã ba kép xã Hồng Giang, phố Lim xã Giáp Sơn.

Ông Đào Xuân Cường - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang đánh giá: “Vải thiều chất lượng cao, mang thương hiệu Lục Ngạn đang tiêu thụ thuận lợi, giá cao và tương đối ổn định, không có hiện tượng ép cân, ép giá. Việc xuất khẩu tại các cửa khẩu cũng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng”.

Để đảm bảo chất lượng cũng như uy tín của thương hiệu vải thiều Bắc Giang, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra khuyến cáo người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn để đạt chất lượng tốt nhất. Chỉ thu hoạch vải thiều khi đã đạt chất lượng, để không ảnh hưởng đến chất lượng quả vải.

 
Theo danviet.vn
 
 
 Tags: tỷ đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập733
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,030
  • Tổng lượt truy cập93,125,694
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây