Học tập đạo đức HCM

Ngại lên tiếng, người tiêu dùng vô tình tiếp tay thực phẩm bẩn!

Thứ ba - 10/05/2016 22:17

Ngại lên tiếng, người tiêu dùng vô tình tiếp tay thực phẩm bẩn!

Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật thông tin về những vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) khiến dư luận không khỏi hoang mang. Dẫu vậy, ý thức về việc chủ động đấu tranh với việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn vẫn chưa tồn tại trong đông đảo người tiêu dùng...

>>Thị trường thực phẩm - Thường trực những nỗi lo

ngai len tieng nguoi tieu dung vo tinh tiep tay thuc pham banThực phẩm bán ở chợ đều được đóng dấu kiểm dịch nhưng người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng các loại thực phẩm này có đảm bảo vệ sinh hay không.

Ngại lên tiếng

Thực tế cho thấy, khi tiêu dùng các loại thực phẩm không an toàn, con người đã phải trả giá đắt về sức khỏe, thậm chí, cả tính mạng của mình do bị ngộ độc. Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng quan tâm đến vấn đề VSATTP khi mua các thực phẩm thiết yếu hàng ngày ở các cửa hàng hoặc quầy bán lẻ tại các chợ.

Các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn diễn ra hàng ngày, nhẹ thì buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau đầu... khi bị nặng mới vào viện cấp cứu nhưng hầu như không ai truy tìm nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc để báo cáo cơ quan chức năng xử lý. Trong 6.000 vụ mà Chi cục Quản lý thị trường xử lý thời gian qua chỉ có 1% là từ nguồn báo của nhân dân. Điều đó cho thấy, ý thức phối hợp để tự bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng còn hạn chế.

Câu chuyện mà anh Trần Văn Tài ở phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) kể cho chúng tôi nghe là một ví dụ. Số là, dịp tết vừa qua, gia đình anh Tài được biếu mấy chiếc bánh chưng, sau khi ăn, cả gia đình bị ngộ độc nặng dẫn tới nhiễm trùng máu phải điều trị dài ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Dù biết nguyên nhân là do ăn bánh chưng nhưng vì ngại nên không một ai trong gia đình anh Tài phản ánh với cơ quan chức năng để kiểm tra và xử lý cơ sở sản xuất.

Hiện nay, trên thị trường còn xuất hiện rất nhiều loại rau, củ, quả trái mùa và rất nhiều người tiêu dùng không cần truy rõ nguồn gốc vẫn mua về ăn. Người bán cứ bán, người mua cứ mua và nếu có bị ngộ độc thì cũng chỉ tự xử lý chứ rất ít khi phản ánh với người bán  hay cơ quan chức năng. Chị N.T.H ở Thạch Mỹ (Lộc Hà) cho biết: “Đầu mùa, các loại rau thường có giá cao, dễ bán nên tôi thấy bà con trong làng thường dùng thuốc bảo vệ thực vật phun để phòng trừ sâu bệnh và kích thích tăng trưởng. Nếu là người quen trong xóm, người trồng rau sẽ nhất quyết không bán mà chỉ cho một ít ở khoảnh rau trồng riêng cho gia đình ăn. Biết vậy, nhưng để báo cáo với các cơ quan chức năng không phải là điều dễ dàng đối với chúng tôi, bởi họ đều là hàng xóm, láng giềng”.

Đây cũng là thực tế của người chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điều đó dẫn đến thực tế, người trồng rau thì mua phải thịt, cá bẩn, người chăn nuôi thì phải sử dụng rau, củ, quả bẩn. Thực tế thiếu ý thức trong sản xuất và tiêu dùng đã vô tình tiếp tay cho thực phẩm bẩn có mặt trên thị trường cũng như bàn ăn của mọi gia đình.

ngai len tieng nguoi tieu dung vo tinh tiep tay thuc pham ban

Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) làm việc với các hộ bán măng tươi chứa chất cấm

Thiếu điểm tựa

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hà Tĩnh mặc dù ra đời từ mấy năm nay nhưng thực tế nhiều người chưa hề biết đến sự tồn tại cũng như địa chỉ của hội. Ông Trần Đình Hồng - Chủ tịch hội cho biết: “Hiện nay, chức năng của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được phát huy như mong muốn. Tình trạng phối hợp phát hiện, xử lý các hành động tiếp tay cho thực phẩm bẩn dựa trên nguồn tin của nhân dân chưa nhiều. Công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh và thường xuyên nên chưa tạo được cầu nối giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân”. 

Thực tế, so với nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hoạt động của hội vẫn còn mờ nhạt, bởi sự có mặt của hội mới chỉ phủ sóng tại 2/13 huyện, thành, thị, trong lúc tình trạng vi phạm về vấn đề ATVSTP diễn ra hàng ngày trên khắp toàn tỉnh. Chị Phan Thị Hồng ở Hương Sơn cho biết: “Tôi thường mua bánh cho con ở đại lý gần nhà nhưng thời gian gần đây, tôi thấy một số loại bánh nước ngoài như Thái Lan không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt như quy định, hoặc một số loại bánh Việt Nam bị “rút ruột” và thay vào đó là những tấm bìa các-tông dày cộp độn bên trong. Khi mua phải những mặt hàng đó, tôi vừa không an tâm, vừa có cảm giác bị lừa nhưng không biết sẽ báo cho cơ quan chức năng như thế nào”.

Thời gian qua, các tổ chức hội như nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên cũng đã có những động thái tích cực như: mở các quầy hàng giới thiệu và bán nông sản sạch, tuyên truyền, vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt; xây dựng các mô hình “5 không, ba sạch”, khuyến khích tự trồng rau tại nhà… Tuy nhiên, những động thái ấy vẫn chưa đủ sức lan tỏa để tạo nên sự chuyển biến về ý thức của người tiêu dùng lẫn người sản xuất.

Ông Phan Văn Hùng - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết: “Thực tế chúng tôi cũng đã thiết lập đường dây nóng tại tất cả các huyện, thành, thị nhưng lượng người biết và gọi cho chúng tôi chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều đó cho thấy, bản thân người tiêu dùng cũng chưa chú trọng đến việc dựa vào các cơ quan chức năng để bảo vệ sức khỏe  của bản thân và gia đình”. Và, chừng nào người tiêu dùng còn ngại lên tiếng, thiếu sự chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thì hành trình đẩy lùi thực phẩm bẩn vẫn còn gian nan…

Theo Thúy Ngọc - Anh Hoài/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay68,815
  • Tháng hiện tại804,925
  • Tổng lượt truy cập93,182,589
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây