Học tập đạo đức HCM

Những "tỷ phú" nông dân Hà Tĩnh

Thứ năm - 06/09/2018 04:28
Dám chấp nhận thử thách, mạnh dạn đầu tư, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã năng động trong cách nghĩ, cách làm, giàu lên nhờ biết ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, mỗi năm thu nhập hàng tỷ đồng.

Những “tỷ phú” nông dân Hà TĩnhNăm 2018, nông dân Phan Xuân Hồng (xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên) dự kiến thu lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng từ 7 ao nuôi tôm.

Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Hà Tĩnh phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa lớn trong tất cả các lĩnh vực. Trong chuyến công tác mới đây, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những người nông dân chân lấm tay bùn, nhưng ẩn sau những gương mặt giản dị, chân chất đó là những triệu phú, tỷ phú, mỗi năm có thu nhập hàng tỷ đồng.

Nông dân Phan Xuân Hồng (thôn Liên Hương, xã Cẩm Dương) đầu tư 7 ao nuôi tôm trên diện tích 3 ha, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng. Trò chuyện với chúng tôi, ông chia sẻ: "Tận dụng lợi thế của địa phương và sự hỗ trợ của Hội Nông dân, năm 2014, tôi cùng một số hộ khác hùn vốn để đào ao nuôi tôm. Mặc dù điều kiện khó khăn, song, nhờ được kịp thời ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, mô hình hàng năm vẫn cho lãi cao. Trong năm 2017, chúng tôi lãi ròng trên 1 tỷ đồng. Năm nay, chúng tôi mở rộng quy mô, nếu thời tiết thuận lợi, thu nhập sẽ đạt không dưới 2 tỷ đồng.

Những “tỷ phú” nông dân Hà TĩnhTrồng củ cải trên cát, HTX Hà Trung (xã Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên) ước thu trên 1 tỷ đồng.

Mạnh dạn trong phát triển sản xuất, kinh doanh, cách đây 4 năm, HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung (Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên) đã “liều lĩnh” đầu tư công nghệ để trồng rau trên cát. Để đến nay, rau, củ đã mọc lên xanh mướt trên cát trắng bạc màu. Giám đốc HTX Trần Thị Việt Hà tâm sự: "Có kinh nghiệm sau nhiều năm sản xuất và ứng dụng công nghệ tưới hiện đại nên năng suất rau, củ, quả được nâng lên hàng năm. Năm nay, chỉ tính riêng vụ củ cải trái vụ, lợi nhuận của HTX ít nhất cũng đạt 1 tỷ đồng".

Tận dụng lợi thế vườn đồi, anh Phan Trọng Nam (xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn) đầu tư trồng hơn 700 gốc cam trên diện tích 2ha. Anh cho hay, không chỉ tôi, Sơn Mai hiện tại có hơn 400 hộ dân trồng cây ăn quả có múi, trong đó phần lớn diện tích là cây cam chanh. Để mô hình thật sự phát huy hiệu quả kinh tế, chúng tôi đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo an toàn, vì thế, thị trường tiêu thụ của sản phẩm cũng ngày càng thuận lợi hơn. Nhờ đó, những nông dân chúng tôi có hàng trăm triệu đồng thu nhập mỗi năm.

Những “tỷ phú” nông dân Hà TĩnhXã Sơn Mai (Hương Sơn) hiện có hơn 400 hộ nông dân trồng cây ăn quả có múi, thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Có thể nói, trong những năm qua, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục khẳng định tiềm năng trí tuệ, tiềm năng lao động của nông dân Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Điều đáng nói, phong trào đã và đang tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa lớn từ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp đến tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ…

Bà Nguyễn Thị Nhuần – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: "Ngày càng có nhiều nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, với nhiều mô hình có quy mô lớn, thu nhập từ 500 triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm. Bình quân hàng năm, Hà Tĩnh có trên 80.000 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Để tiếp thêm nội lực cho người nông dân làm giàu, cùng với khai thác nguồn lực và chính sách của nhà nước, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng cơ sở vật chất, nguồn lực để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Nếu Trung tâm Dạy nghề trang bị "cần câu", tư vấn việc làm, cung ứng các dịch vụ về vốn, vật tư thì Quỹ hỗ trợ nông dân lại phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ nguồn vốn theo THT, HTX".

"Phát huy những hiệu quả đó, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục đưa phong trào phát triển theo chiều sâu, theo hướng liên kết, hợp tác, đoàn kết trong sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin sản xuất, tìm kiếm thị trường và các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn" - bà Nguyễn Thị Nhuần cho biết thêm.

Theo Dương Chiến – Anh Tấn/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay24,596
  • Tháng hiện tại203,163
  • Tổng lượt truy cập90,266,556
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây