Học tập đạo đức HCM

Nông dân Ba Vì nuôi ong bốn mùa tại nhà, thu hàng trăm triệu/năm

Thứ năm - 02/11/2017 07:43
Tận dụng lợi thế về diện tích đất rừng rộng rãi, những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật ở huyện miền núi Ba Vì (TP.Hà Nội) đã có những bước phát triển khá mạnh. Nhiều hộ nuôi ong ở Ba Vì đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

 

 

Kiếm trăm triệu đồng từ nuôi ong

Bắt đầu nuôi ong từ năm 2004, ông Phùng Thế Keng là một trong những người đầu tiên nuôi ong ở thôn Băng Tạ, xã Cẩm Lĩnh. Với thâm niên gần 15 năm trong nghề nuôi ong, ông Keng được mọi người trong thôn gọi vui là “kỹ sư nuôi ong”. Ông Keng bộc bạch: “Tối vốn là cựu Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Lĩnh. Sau khi nghỉ hưu, nhận thấy nuôi ong rất phù hợp với tuổi già, hơn nữa xã Cẩm Lĩnh có nhiều trang trại trồng cây ăn quả nên tôi mạnh dạn đầu tư nuôi ong lấy mật.  Khi nghỉ hưu, nhận thấy nuôi ong rất phù hợp với tuổi già, hơn nữa xã Cẩm Lĩnh lại có nhiều trang trại trồng cây ăn quả, ông mạnh dạn đầu tư nuôi ong lấy mật. Từ 3 đàn ong đầu tiên mua giống của Hội Nuôi ong Việt Nam, sau tôi nhân đàn dần dần lên 50 đàn rồi hiện tại là 200 đàn”.

 nong dan ba vi nuoi ong bon mua tai nha, thu hang tram trieu/nam hinh anh 1

Các thành viên Câu lạc bộ nuôi ong xã Khánh Thượng (Ba Vì, Hà Nội) thu hoạch mật ong. Ảnh: Lê Thu

Hiện toàn huyện Ba Vì đã có khoảng 20.000 đàn ong, tập trung chủ yếu tại các xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Khánh Thượng, Minh Quang... Tổng sản lượng mật ong toàn huyện bình quân đạt khoảng trên 200.000 lít/năm. Với giá thị trường hiện nay dao động từ 120.000 – 180.000 nghìn đồng/lít mật tùy loại.

Ông Keng cho biết, trong năm, mật ong được chia thành 2 vụ nên nuôi ong sẽ khai thác được các loại hoa như hoa nhãn, hoa vải, hoa keo, hoa bạch đàn và mật hoa rừng... Màu mật ong cũng theo từng loại hoa, như mật ong hoa nhãn thì đỏ đậm, mật ong hoa vải thì vàng óng… Sau vụ mật chính, người nuôi có thể tiến hành nhân giống đàn ong.

“Nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi, sản lượng mật ong có thể đạt 10 - 12 lít/đàn/năm. Ngoài ra, từ đàn ong chính có thể tách ra được 1 - 2 đàn ong giống. Việc xuất bán ong giống cũng mang lại cho người nuôi ong nguồn thu nhập không nhỏ. Như gia đình tôi nuôi 200 đàn ong, bình quân mỗi năm thu về từ 150 - 170 triệu đồng từ tiền bán mật ong và ong giống” - ông Keng phấn khởi cho biết.

Ông Trần Đình Thành – Chủ tịch Hội ND xã Cẩm Lĩnh cho biết, hiện nay xã Cẩm Lĩnh có khoảng 5.000 đàn ong, mỗi năm cho sản lượng bình quân từ 50.000 – 55.000 lít mật, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong xã.

Tại xã Ba Trại có khoảng 30 hộ nuôi ong lấy mật với với trên 6.000 đàn, đều cho thu nhập ổn định. Ông Đinh Xuân Vinh ở thôn 9 xã Ba Trại là người có thâm niên hơn 20 năm trong nghề nuôi ong. Hiện, với trên 250 đàn ong, bình quân mỗi năm gia đình ông Vinh có thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Bằng kinh nghiệm của mình, ông Vinh chia sẻ: “Nuôi ong là nghề một vốn bốn lời vì chi phí đầu tư thấp, không mất nhiều diện tích đất; nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng trong thiên nhiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho người nuôi ong là thị trường đầu ra cho sản phẩm. Bởi nếu không có đầu ra ổn định, người nuôi thường phải chịu thiệt do bị thương lái ép giá khi thu mua”.

Xây dựng thương hiệu “Mật ong núi Ba Vì”

Trao đổi về tình hình địa phương, ông Bùi Văn Hồng - Hội trưởng Hội Nuôi ong Ba Vì cho biết: Huyện Ba Vì có địa hình gồm 3 vùng rõ rệt là vùng núi Tản Viên, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông Hồng. Do sự phân bố địa hình như vậy nên Ba Vì có vùng rừng tự nhiên, rừng cây lâm nghiệp, vùng cây ăn quả tập trung và xen kẽ rất thuận lợi cho nghề nuôi ong.

 nong dan ba vi nuoi ong bon mua tai nha, thu hang tram trieu/nam hinh anh 2

“Để giám sát, quản lý chất lượng mật ong cũng như giúp người dân tiêu thụ mặt hàng này, năm 2008, Hội Nuôi ong Ba Vì được thành lập. Đến nay, Hội có gần 100 hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên. Định kỳ hằng tháng, các hội viên đều họp mặt, trao đổi các kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc ong, bảo đảm chất lượng mật... Hội cũng đã phối hợp cùng cơ quan chức năng tổ chức tập huấn tiến bộ kỹ thuật, nhất là phòng, chống các bệnh cho đàn ong như: Thối ấu trùng, ấu trùng túi..., qua đó giúp hội viên yên tâm phát triển sản xuất” - ông Hồng thông tin.

Theo ông Hồng, hiện nay, các hộ nuôi ong ở Ba Vì chủ yếu nuôi theo phương pháp truyền thống. Mỗi gia đình thường duy trì từ 20 - 100 đàn, chất lượng mật được người tiêu dùng đánh giá cao.

“Một trong những lợi thế của nghề nuôi ong Ba Vì là hết vụ hoa ong nuôi ở các vùng khác phải chuyển địa điểm thì ong ở Ba Vì nuôi bốn mùa tại nhà, không phải di chuyển hành quân theo mùa hoa. Đặc điểm này cũng giúp người nuôi ong tiết giảm nhiều chi phí. Đặc biệt, vùng núi Tản Viên có nhiều loài hoa dại, hoa rừng tạo ra chất lượng mật ong thơm ngon thuần khiết” - ông Hồng nhấn mạnh. 

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập751
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,869
  • Tổng lượt truy cập93,174,533
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây