Học tập đạo đức HCM

Nông dân ngại làm giám đốc

Thứ năm - 21/09/2017 23:45
Nhiều nông dân giỏi, có tiềm năng phát triển quy mô sản xuất từ nông hộ, trang trại lên doanh nghiệp nhưng còn ngần ngại

 

 

Ngày 21-9, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TP HCM tổ chức hội nghị Chuyển đổi lên doanh nghiệp (DN) cho các hộ kinh doanh, trang trại, tổ hợp tác, HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, qua trao đổi, hiếm có nông dân nào muốn làm giám đốc cho DN của chính mình.

Nông dân ngại làm giám đốc - Ảnh 1.

Một nông dân sản xuất rau VietGAP ở huyện Củ Chi đón đoàn tham quan của Ủy ban MTTQ TP HCM tại ruộng của mình

Một nông dân cho biết mình đã lớn tuổi, con cái không theo nghề nông nên không có ý định lập DN. Có nông dân lại lo ngại lên DN bị nhiều ban ngành giám sát, rồi phải làm hồ sơ sổ sách phức tạp, mất thời gian mà chưa biết có hiệu quả kinh tế hơn không. Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Phong, nông dân nuôi cá cảnh (cá chép, cá koi, nam dương) ở xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh) có vốn đầu tư xấp xỉ 1 tỉ đồng thì dự kiến đến năm 2018 sẽ lập DN để tự hoàn thiện quy trình sản xuất, ổn định đầu ra và chuẩn bị một số thủ tục pháp lý để đạt được tầm quản lý của DN.

Ông Bùi Văn My, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP, cho biết hiện trung tâm thực hiện công tác chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn hoàn toàn miễn phí cho tất cả các tổ chức, cá nhân. Do đó, người dân không nên lo ngại chuyển đổi lên quy mô DN sẽ không còn hỗ trợ. Cũng theo ông My, việc chuyển đổi là khuyến khích, không bắt buộc. "Tùy thuộc vào mục tiêu và năng lực của mình mà nông dân quyết định có lập DN hay không. Họ có thể trực tiếp quản lý, làm giám đốc hoặc thuê người làm nếu thấy việc thuê có hiệu quả hơn. Quá trình "lên" DN phù hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp có mục tiêu phát triển chuyên nghiệp, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu. Những trường hợp chưa đủ năng lực quản trị thì vẫn nên duy trì hình thức sản xuất hiện nay, sẽ "an toàn" vì nếu chưa đủ sức mà vẫn lên DN rất dễ phá sản" - ông My nói.

Ông Nguyễn Văn Trực, Phó giám đốc Sở NN-PTNT TP, cho biết khi nông hộ chuyển đổi lên DN sẽ dễ dàng hơn trong việc mua bảo hiểm nông nghiệp, tránh điệp khúc "được mùa mất giá", dễ vay vốn ngân hàng hơn cùng nhiều hỗ trợ khác. Ngoài ra, theo tài liệu tuyên truyền về chuyển đổi hộ kinh doanh sang hoạt động DN thì hình thức DN được sử dụng hơn 10 lao động, được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh, có con dấu, pháp nhân, thuận tiện cho giao dịch.

Để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, UBND TP đang thực hiện hỗ trợ lãi vay (cao nhất đến 100%) cho các chủ đầu tư phù hợp. Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, mỗi năm có 3.601 hộ dân, DN có phương án được phê duyệt hỗ trợ lãi vay, vốn đầu tư bình quân/năm: 1.715 tỉ đồng; vốn vay có hỗ trợ lãi vay: 1.045 tỉ đồng/năm.

Theo nld.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại237,673
  • Tổng lượt truy cập85,144,709
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây