Học tập đạo đức HCM

Ồ ạt bỏ lúa trồng cam sành

Thứ sáu - 16/11/2012 01:43
Nông dân nhiều nơi ở ĐBSCL đang ồ ạt phá bỏ lúa và nhiều cây ăn trái khác để trồng cam sành vì thấy cam có giá.

Vỡ quy hoạch

Ông Trần Văn Hùng, 57 tuổi, xã Thuận Thới (Trà Ôn, Vĩnh Long), giải thích việc phá bỏ 0,3 ha ruộng lúa để trồng cam sành là do làm lúa nhiều năm không khá lên được. “Mấy năm gần đây, vào vụ nghịch, giá cam sành tại vườn 30.000 đ/kg, bèo lắm cũng 25.000 đ/kg, còn mùa thuận thì thấp cũng không dưới 10.000 đ/kg, gấp hàng chục lần làm lúa nên người trồng cam sống khỏe. Gia đình tôi đã bỏ lúa trồng cam”, ông Hùng nói.

Xã Thuận Thới có diện tích cam sành trồng lớn nhất huyện Trà Ôn, đến nay là 54 ha, trong đó 24 ha chuyển từ lúa. Chủ tịch UBND xã Thuận Thới, Tô Văn Thanh cho biết: “Diện tích trồng cam sành ở xã ngày càng tăng, quy hoạch của xã hay của huyện thì cũng đã vỡ rồi, chúng tôi đang kiến nghị với trên quy hoạch lại”.


Bỏ lúa trồng cam sành ở xã Thuận Thới (Trà Ôn, Vĩnh Long)

Thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, diện tích cam sành toàn huyện đã lên đến 2.400 ha, tập trung ở các xã Thuận Thới, Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân và các xã chuyên canh cây ăn trái như Tích Thiện, Phú Thành, Lục Sĩ Thành.

Ở tỉnh Hậu Giang, nông dân thị xã Ngã Bảy cũng đã chuyển khoảng 90 ha đất lúa sang trồng cam sành. Toàn thị xã đã có 2.150 ha cam, vượt quy hoạch 150 ha. Ông Nguyễn Văn Phúc ở xã Tân Thành, vừa về quê vợ ở xã Đại Thành chuyển 0,9 ha lúa sang cam sành, khi 1,1 ha chuyển xoài sang cam ở quê ông cho trái vụ đầu mà được hơn 300 triệu. Ông cho biết, đang thuê 0,8 ha đất kế bên với giá 100 triệu đồng/8 năm để trồng cam tiếp. “Ở đây bây giờ không có gì bằng cây cam, giá trái có thấp cũng hơn làm lúa”, ông Phúc nói.

Bà Nguyễn Thị Thu Lan ở phường Hiệp Thành cũng vừa chuyển 0,3 ha trong tổng số 0,6 ha ruộng lúa sang trồng cam. Bà Lan nói: “Làm lúa hết vụ là hết tiền, không dư chút gì. Thấy người ta lên liếp trồng cam tui cũng làm theo. Kỹ thuật chưa biết nhưng có đứa em cho giống và chỉ vẽ nên làm thôi”.

Bà Hồ Thụy Hạnh, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Thành, cho biết trong vùng quy hoạch cánh đồng mẫu lớn của phường đã có 9 hộ chuyển đất lúa sang trồng cam, với diện tích hơn 4 ha, chính quyền động viên các hộ dân san lấp lại nhưng không được.

Còn ông Ngô Văn Khởi, Phó phòng Kinh tế TX Ngã Bảy, than thở là địa phương quyết liệt khuyến cáo người dân không trồng thêm cam sành nhưng bà con vẫn ồ ạt bỏ lúa "ăn cam". GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, Nguyễn Văn Đồng cho biết, diện tích trồng cam của tỉnh đã vượt quy hoạch gần 40%, chủ yếu ở TX Ngã Bảy và huyện Châu Thành.

Nguy cơ

GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Đồng nói, sẽ có các biện pháp quyết liệt để bà con không chuyển đất lúa trong quy hoạch sang trồng cam, đồng thời thúc đẩy tìm đầu ra ổn định cho trái cam.

Phó phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, Nguyễn Minh Thuận trăn trở: “Người dân tìm kiếm cách nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất đai là điều đáng mừng. Tuy nhiên, thấy người khác làm có chút lợi rồi ồ ạt làm theo thì lại nguy cơ. Bởi vì, nếu không biết cách chọn giống, không nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc thì cam sành chắc chắn không mang lại kết quả như mong đợi”.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn Nguyễn Văn Tám dự báo diện tích trồng cam sành còn tiếp tục tăng lên và ông lo “kéo theo nhiều hệ lụy về giá cả, đầu ra cũng như năng suất, chất lượng”. Chung nỗi lo lắng, Phó phòng Kinh tế TX Ngã Bảy Ngô Văn Khởi tính toán, sản lượng cam sành hiện nay ở TX là hơn 14.500 tấn, sau hai năm nữa, với diện tích bây giờ nếu đồng loạt cho trái thì sẽ có khoảng 40 ngàn tấn. “Chưa lường được diện tích cam sành mở rộng thêm trong thời gian tới là bao nhiêu nữa, khủng hoảng thừa đã dễ thấy”, ông Khởi băn khoăn.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Hôm nay29,137
  • Tháng hiện tại1,180,467
  • Tổng lượt truy cập88,535,537
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây