Học tập đạo đức HCM

Phải liên kết mới sản xuất bền vững

Thứ ba - 20/01/2015 20:10
Đó là kinh nghiệm của nhà nông Tô Quang Dũng ở phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng sau nhiều năm gắn bó với cây rau trên ruộng vườn. Nhờ đó mà hiện nay vườn rau của gia đình anh luôn đạt năng suất, hiệu quả cao, mang về thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cơ khí, anh Tô Quang Dũng đã từng là chủ một xưởng cơ khí với gần chục lao động, công việc và thu nhập ổn định. Vào năm 2010, một lần tình cờ tới nhà người bạn nghèo ngày xưa nay đã trở thành một tỉ phú nhờ trồng rau, anh đã băn khoăn suy nghĩ tại sao mình không phát huy tiềm năng lợi thế của cây rau Đà Lạt để làm giàu, trong khi gia đình lại có một quỹ đất đang cho thuê để sản xuất nông nghiệp. Đã nói là làm, ông chủ xưởng cơ khí Tô Quang Dũng đã đóng cửa tiệm để về làm nông trong sự ngỡ ngàng của nhiều người, kể cả người thân trong gia đình. 

Từ một thợ cơ khí bước sang sản xuất nông nghiệp, bước đầu bao khó khăn vất vả đến với anh Dũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, bạn hàng, sản phẩm làm ra lúc bán được lúc không nên anh đã nhiều lần thất bại. Thế nhưng, anh đã không nản lòng mà vẫn quyết tâm gắn bó với nghề nông trên ruộng vườn gia đình. Qua những thất bại ban đầu ấy, anh nhận ra rằng, làm nông nghiệp không hề đơn giản, phải có nguồn vốn, kỹ thuật và đặc biệt là phải có sự liên kết để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm mới thành công. Từ đó, anh đã từ bỏ lối sản xuất đơn thuần truyền thống, quyết tâm vay mượn tiền đầu tư máy móc thiết bị, nhà kính, giống, phân bón… để làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Để có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng rau, anh đã đăng ký nhiều lớp tập huấn, hội thảo về trồng trọt do các ngành phối hợp với địa phương tổ chức. Anh tự bỏ chi phí mời chuyên gia từ Hà Lan hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng đúng tiêu chuẩn từ quy trình trồng, chăm sóc, đến khâu thu hái và bảo quản nên cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Để tránh hoàn cảnh “được mùa rớt giá…” như nhiều nhà nông khác gặp phải, anh Tô Quang Dũng đã không ngừng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo uy tín chất lượng và liên kết để có đầu ra ổn định. Anh chia sẻ: “Làm nông nghiệp không chỉ sản xuất ra sản phẩm là đủ mà phải biết mình trồng cây gì? Bán cho ai? Bán như thế nào? Không nên sản xuất một cách tự phát, ồ ạt để bị thương lái ép giá, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Vì vậy, liên kết là cách để tạo đầu ra ổn định và sản xuất bền vững”. Nhờ liên kết mà những sản phẩm của gia đình anh đã có mặt ở nhiều cửa hàng rau VietGap ở TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, các cửa hàng, siêu thị ở các thành phố lớn trong nước cũng đang đặt vấn đề để tiêu thụ sản phẩm của gia đình anh.  

Với quỹ đất 4ha, gia đình anh Tô Quang Dũng chủ yếu trồng các loại rau ăn lá như: cải các loại, bó xôi, xà lách… cho hiệu quả 400-500 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, anh còn trồng giống cà chua cao cấp có ưu điểm là thời gian thu hoạch kéo dài gần một năm và cho trái liên tục nên đạt năng suất cao, trung bình khoảng 25 tấn/ha/năm, với giá trung bình 20 ngàn đồng/kg cho thu nhập 500 triệu đồng/ha/năm.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2011, cơ sở của anh còn liên kết, hợp tác với Công ty Đà Lạt G.A.P, sản xuất ớt sừng trâu xuất khẩu sang Nhật Bản, kí kết với đối tác Nhật Bản trên diện tích trồng 500m2 cho năng suất trung bình 70tấn/vụ/năm, với giá niêm yết là 16.000 đồng/kg và đến nay diện tích ớt sừng được nâng lên 1.000m2, như vậy ước tính vụ ớt này anh sẽ thu về khoảng hơn 2 tỉ đồng. Anh Dũng phấn khởi chia sẻ: “Người Nhật họ làm việc hay lắm, cơ sở chúng tôi chỉ cần cam kết đạt năng suất và chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn đề ra ban đầu, còn về giá cả thì được niêm yết cố định khi ký hợp đồng, không thay đổi dù thị trường thường xuyên biến động. Vì vậy, mình cũng yên tâm trong quá trình sản xuất”.

Sau hơn 4 năm chuyển từ nghề cơ khí sang làm nông, với những hướng đi đúng đắn của mình, anh Tô Quang Dũng đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng. 

Nguồn: "Báo Lâm Đồng"

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập376
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,469
  • Tổng lượt truy cập92,039,198
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây